Ông Lâm Hưng dân tộc Kinh, ủy viên chính hiệp toàn quốc, phó thị trưởng thành phố Phòng Thành Quảng Tây hết sức vui mừng đối với việc này. Tại kỳ họp Chính hiệp diễn ra năm ngoái, ông Lâm Hưng từng cùng với 3 vị ủy viên Chính hiệp khác trình đề án, kêu gọi chính phủ bố trí quỹ chuyên môn để xây dựng viện bảo tàng dân tộc cho những dân tộc dân số thưa thớt. Đề án của ông có kết quả rất nhanh, ông Lâm Hưng nới:
"Năm ngoái, nhà nước đã xác định chính sách nâng đỡ cho 22 dân tộc, đã cung cấp 20 triệu nhân dân tệ cho dân tộc Kinh chúng tôi, cộng thêm 30 triệu nhân dân tệ trong quỹ đồng bộ. Dự án đầu tiên của chúng tôi là xây viện bảo tàng dân tộc, bảo tồn di sản văn hóa vật thể. Một dự án nữa là xây viện bảo tàng sinh thái dân tộc Kinh, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, ví dụ như trang phục dân tộc Kinh, công cụ đi biển của dân tộc Kinh v v ... "
Ông Lâm Hưng nói, dân tộc Kinh là dân tộc chủ yếu nhất của Việt Nam, ở Quảng Tây có khoảng 20 – 30 nghìn người dân tộc Kinh, họ chủ yếu cư trú tập trung tại ba đảo người Kinh Quảng Tây, có gần 10 nghìn bà con dân tộc Kinh sinh sống trên đảo này. Do ưu thế về địa lý, việc bảo vệ văn hóa dân tộc Kinh tương đối hoàn chỉnh, đến này vẫn bảo tồn "chữ Nôm" loại chữ viết thời cổ của dân tộc Kinh có hơn 5000 năm lịch sử, ngành hữu quan Việt Nam còn cử quan chức đến đây tiến hành nghiên cứu. Hiện nay, Quảng Tây còn xin "Tết Ha " – ngày Tết truyền thống của dân tộc Kinh làm di sản văn hóa phi vật thể nhà nước, đàn Bầu—loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc Kinh cũng được bảo vệ và mở rộng. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn mở trường học trên đảo, tiến hành giảng dạy bằng hai thứ ngôn ngữ và hai lọai chữ viết, đó là tiếng Hán và tiếng dân tộc Kinh.
Trong quá trình phỏng vấn, các ủy viên chính hiệp còn bày tỏ rằng, văn hóa dân tộc thiểu số xuyên khu vực là di sản văn hóa chung của loài người, việc bảo và phát triển tốt văn hóa của các dân tộc này, là nguyện vọng chung của Trung Quốc cũng như các nước láng giềng. Ông Vương Tứ Đại, ủy viên Chính hiệp, phó chủ tịch hội văn hóa nghệ thuật dân gian tỉnh Vân Nam nói:
"Bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số xuyên khu vực" không những cần có sự cố gắng của chính phủ TQ, cũng như các tổ chức dân gian và của bản thân các dân tộc, mà còn cần tăng cường hơn nữa sự giao lưu và hợp tác với các nước láng giềng. Trong bản báo công tác chính phủ năn nay, thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nhấn mạnh về mặt này. Việc phát triển và phồn vinh nền văn hóa dân tộc thiểu số xuyên địa phận có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng." 1 2 3 |