Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  TQ ra sức bảo vệ nền văn hóa dân tộc thiểu số xuyên khu vực ở miền Tây Nam
   2006-03-06 17:13:26    cri

Những ngày nay, kỳ họp thứ Tư chính hiệp TQ khóa 10 đang diễn ra tại Bắc Kinh, việc bảo vệ văn hóa đã trở thành đầu đề câu chuyện được các ủy viên chính hiệp quan tâm nhất. Khi tiếp chuyện phóng viên Đài chúng tôi, một số ủy viên đã đặc biệt đề cập đến việc làm thế nào để tăng cường hơn nữa việc bảo vệ văn hóa dân tộc xuyên địa phận và mong chính phủ tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước láng giềng về việc cùng bảo vệ văn hóa dân tộc. Sau đây mời các bạn nghe bài phóng sự của phóng viên Đài chúng tôi về vấn đề này.

TQ tổng cộng có 55 dân tộc thiểu số, riêng tỉnh Vân Nam đã có 25 dân tộc, là tỉnh có số lượng dân tộc thiểu số nhiều nhất, trong đó có 16 dân tộc xuyên địa phận như các dân tộc : Di, Tày, Mèo, Dao, Ha ni, Cảnh Pha, Khơ-lun v v ... trong có một số dân tộc phân bố tại các nước: Việt Nam , Mi-an-ma, Thái Lan và Lào láng giềng.

Ông Vương Tứ Đại, ủy viên Chính hiệp toàn quốc, phó chủ tịch hội văn hóa nghệ thuật dân gian tỉnh Vân Nam nói với phóng viên rằng, tỉnh Vân Nam luôn luôn coi trọng việc bảo vệ văn hóa dân tộc thiểu số, trong mấy năm qua lại càng ra sức cho việc này hơn.

"Năm 2002, tỉnh Vân Nam đã ban bố 'Điều lệ bảo vệ văn hóa truyền thống dân gian dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam', đây là bộ luật địa phương đầu tiên của TQ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, sau đó, Vân Nam lại dẫn đầu việc tiến hành điều tra và mệnh danh cho các nghệ nhân dân gian dân tộc."

Ông Vương Tứ Đại giới thiệu rằng: Một số dân tộc ở tỉnh Vân Nam với dân số đông, có chữ viết riêng của dân tộc mình, tính tự giác bảo vệ văn hóa dân tộc mình tương đối cao, việc bảo vệ văn hóa được triển khai tương đối sớm, lại thêm chính quyền áp dụng các biện pháp, cho nên đã thu được thành tích tương đối tốt về mặt này.

Ví dụ như, dân tộc Di là có hơn 4 triệu dân, là dân tộc thiểu số đông nhất trong tỉnh, ngoài ra, Việt Nam và Lào cũng có chi nhánh dân tộc Di. Bà con dân tộc Di có ngôn ngữ và chữ viết riêng của mình, hàng loạt sách cổ dân tộc Di mang nội dung phong phú và số lượng khá nhiều. Ngày từ thập niên 80 của thế kỷ trước, châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng—nơi bà con dân tộc Di cư trú tập trung trong tỉnh Vân Nam đã thành lập cơ quan chuyên môn nghiên cứu và bảo vệ văn hóa Di, khai quật và nghiên cứu toàn diện các sách cổ văn hóa cũng như tài liệu về phong tục tập quán của dân tộc Di.

Sau khi ban bố "Điều lệ bảo vệ văn hóa truyền thống dân gian dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam" chính quyền châu Sở Hùng đã tiến hành điều tra đối với các nghệ nhân về âm nhạc và múa, mệnh danh cho mấy chục nghệ nhân là người truyền thụ văn hóa dân tộc Di, cung cấp vốn để họ mở lớp giảng giải truyền thụ văn hóa dân tộc Di cho thế hệ trẻ. Ngoài ra, khá nhiều nước như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Pháp, Nhật v v ... đều có các học giả tiến hành việc nghiên cứu Di học, tổ chức các cuộc "hội thảo Di học Quốc tế", tất cả những việc nói trên đã đóng vai trò rất quan trọng cho việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc Di.

1  2  3