"Thiên Cung 1" là gì? Mô-đun "Thiên Cung 1" là "phoi thai" của phòng thí nghiệm vũ trụ Trung Quốc. Mô-đun hình trụ này nặng khoảng 8,5 tấn, nhiệm vụ chính là hoàn thành ghép nối trong vũ trụ với tàu Thần Châu 8. "Thiên Cung 1" tương tự như một phòng thí nghiệm vũ trụ nhỏ, tuổi thọ chỉ 2 năm. Trong hai năm sau khi phóng "Thiên Cung 1", Trung Quốc sẽ lần lượt phóng các tàu Thần Châu 8, 9 và 10, và hoàn thành ghép nội với "Thiên Cung 1". | |
Ghép nối là gì? Ghép nối gồm hai bước, ghép là chỉ quá trình hai tàu vũ trụ trở lên đến cùng một vị trí trên vũ trụ trong cùng một thời điểm thông qua sự điều phối các tham số quỹ đạo. Nối là chỉ hai tàu vũ trụ nối lại với nhau thành một khối thông qua bộ phận nối chuyên môn trên cơ sở đã ghép lại với nhau ... | |
|
|
Phóng "Thiên Cung 1" lên vũ trụ để làm gì? Thứ nhất: "Thiên Cung 1" sẽ lần lượt ghép nội với các tàu Thần Châu 8, 9 và 10 trong hai năm, đây là nhiệm vụ chính của việc phóng "Thiên Cung 1" lần này. Thứ hai: "Thiên Cung 1" sau khi ghép nối với 3 tàu Thần Châu sẽ hình thành một khối, trong đó "Thiên Cung 1" sẽ tiến hành kiểm soát và quả lý khối này, bao gồm kiểm soát về tư thế và quỹ đạo bay, kiểm soát về môi trường không khí trong khoang cũng nhp nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ô-xy trong khoang... | |
Độ khó trong ghép nối của "Thiên Cung 1" là gì? "Thiên Cung 1" cần phải khắc phục 472 sự cố mô phỏng trong lần ghép nối đầu tiên. Được biết, trong lần ghép nối đầu tiên giữa "Thiên Cung 1" và tàu Thần Châu 8 sẽ gặp phải một loạt thách thức chưa từng có. Những thách thức này không những nói lên độ khó của việc ghép nối, mà còn yêu cầu rất cao trong việc ứng phó và xử lý. Một là, việc ghép nối đòi hỏi phải nắm được một loạt công nghệ then chốt như điều khiển từ xa tàu một cách chính xác đối với tàu vũ trụ, việc ghép nối. Hai là, đòi hỏi độ chính xác rất cao trong điều khiển bay. Ba là, các trục trặc trong ghép nối vô cùng phức tạp ... | |
Việc lùi ngày phóng "Thiên Cung 1" có ảnh hưởng tới sự ghép nối hay không? Ngày 27/9, tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, ông Ngưu Hồng Quang, Phó Tổng Chỉ huy Công trình hàng không vũ trụ có người lái, Phó Tổng bộ Trưởng Tổng bộ Trang thiết bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết, việc điều chỉnh kế hoạch phóng mô-đun "Thiên Cung 1" sẽ không ảnh hưởng với kế hoạch phóng tàu "Thần Châu 8" cũng như việc thử nghiệm ghép nối. Ngày 18/8, việc phóng "Vệ tinh 04 Thực Tiễn 11" thất bại, do tên lửa đẩy Trường Chinh 2F dùng để phóng "Thiên Cung 1" cùng thuộc xê-ri với tên lửa đẩy Trường Chinh 2C đã thất bại trong cuộc phóng vệ tinh nói trên, bởi vậy, xuất phát từ đảm bảo an toàn, Bộ Tổng Chỉ huy đã quyết định điều chỉnh tương ứng kế hoạch phóng "Thiên Cung 1 ... | |
|
|
Tại sao lại phóng "Thiên Cung 1"vào lúc này? Mục đích cuối cùng của hoạt động vũ trụ có người lái của nhân loại hiện nay là đưa phòng thí nghiệm lên vũ trụ, lợi dụng môi trường độc đáo vi trọng lượng, độ chân không cao của vũ trụ để triển khai các thí nghiệm khoa học sự sống, khoa học vật liệu...mà không thể tiến hành ở Trái đất, từ đó mang lại hạnh phúc cho loài người. | |
Tên lửa đẩy phóng mô-đun "Thiên Cung 1" có những đặc điểm mới nào? Để đáp ứng nhu cầu phóng mô-đun "Thiên Cung 1", tên lửa đẩy Trường Chinh 2F đã tiến hành nhiều cải tiến, sử dụng chụp mới và nâng cao năng lực đẩy và độ chính xác của tên lửa đẩy. "Thiên Cung 1" có thể tích và trọng lượng đều lớn hơn tàu Thần Châu, để hoàn thành nhiệm vụ phóng, tên lửa đẩy đã sử dụng chụp mới, lớn hơn rất nhiều so với chụp tên lửa ... | |
|