
"Thiên Cung 1" sẽ lần lượt ghép nối với các tàu Thần Châu 8, 9 và 10 trong hai năm
"Thiên Cung 1" là tàu vũ trụ có người lái hoàn toàn mới do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, nặng 8 tấn, được thiết kế và sử dụng nhiều công nghệ mới, có tuổi thọ 2 năm. Nó vừa là mô-đun cho ghép nối tàu vũ trụ, lại là một phòng thí nghiệm vũ trụ đơn giản. Theo thiết kế, "Thiên Cung 1" sẽ hoàn thành một loạt nhiệm vụ quan trọng trong hai năm sau khi phóng. Nhiệm vụ chính gồm 4 mặt sau đây:
Thứ nhất: "Thiên Cung 1" sẽ lần lượt ghép nối với các tàu Thần Châu 8, 9 và 10 trong hai năm, đây là nhiệm vụ chính của việc phóng "Thiên Cung 1" lần này.
Thứ hai: "Thiên Cung 1" sau khi ghép nối với 3 tàu Thần Châu sẽ hình thành một khối, trong đó "Thiên Cung 1" sẽ tiến hành kiểm soát và quản lý khối này, bao gồm kiểm soát về tư thế và quỹ đạo bay, kiểm soát về môi trường không khí trong khoang cũng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ô-xy trong khoang...
Thứ ba: "Thiên Cung 1" sẽ phụ trách tiến hành các thí nghiệm khoa học liên quan. Thí nghiệm chủ yếu được chia thành 5 loại: một là, thí nghiệm khoa học vũ trụ; hai là, tìm tòi vật lý vũ trụ; ba là, thí nghiệm quan trắc Trái đất; bốn là, tiến hành các thí nghiệm y học vũ trụ có người sinh sống lâu dài sau khi xây dựng thành trạm vũ trụ; năm là, thí nghiệm về tái sinh và bảo vệ sự sống, việc này liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng của các nhà du hành trên trạm vũ trụ sau này, là điều kiện bảo đảm không thể hoặc thiếu trong trạm vũ trụ. Bốn là, "Thiên Cung 1" còn phải tiến hành nghiệm chứng các công nghệ của phòng thí nghiệm và trạm vũ trụ trong tương lai.