
Hiện nay, trên thế giới chỉ có Mỹ và Nga nắm được công nghệ ghép nối hoàn chỉnh
Ghép nối gồm hai bước, ghép là chỉ quá trình hai tàu vũ trụ trở lên đến cùng một vị trí trên vũ trụ trong cùng một thời điểm thông qua sự điều phối các tham số quỹ đạo. Nối là chỉ hai tàu vũ trụ nối lại với nhau thành một khối thông qua bộ phận nối chuyên môn trên cơ sở đã ghép lại với nhau. Do ý nghĩa của việc ghép nối cực kỳ quan trọng, nên công nghệ ghép và nối, công nghệ phóng tàu vũ trụ và các nhà du hành trở về Trái đất an toàn cùng công nghệ đi bộ ra ngoài vũ trụ được tôn vinh là một trong ba công nghệ lớn của hoạt động vũ trụ có người lái.
Theo kế hoạch, trong hai năm bay trên quỹ đạo vũ trụ, "Thiên Cung 1" sẽ lần lượt cùng với các tàu Thần Châu 8, 9 và 10 tiến hành ghép nối một cách tự động và có người điều khiển, qua đó kiểm chứng công nghệ cho việc thành lập phòng thí nghiệm vũ trụ của Trung Quốc. Việc thực hiện ghép nối là một khâu quan trọng trong "bước 2" của Công trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc. Hiện nay, trên thế giới chỉ có Mỹ và Nga nắm được công nghệ ghép nối hoàn chỉnh.