
"Thiên Cung 1" sẽ thực hiện ghép nối với tàu vũ trụ, đồng thời giải quyết vấn đề ứng dụng vũ trụ có người điều khiển trong thời gian ngắn
Mục đích cuối cùng của hoạt động vũ trụ có người lái của nhân loại hiện nay là đưa phòng thí nghiệm lên vũ trụ, lợi dụng môi trường độc đáo vi trọng lượng, độ chân không cao của vũ trụ để triển khai các thí nghiệm khoa học sự sống, khoa học vật liệu...mà không thể tiến hành ở Trái đất, từ đó mang lại hạnh phúc cho loài người. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Chính phủ Trung Quốc quyết định thực thi Công trình vũ trụ có người lái và xác định chiến lược phát triển "ba bước", phấn đấu xây dựng lên trạm vũ trụ có người điều khiển trong thời gian dài vào năm 2020. Trong đó, việc phóng "Thiên Cung 1" là khâu công nghệ quan trọng trong "bước hai". "Thiên Cung 1" sẽ thực hiện ghép nối với tàu vũ trụ, đồng thời giải quyết vấn đề ứng dụng vũ trụ có người điều khiển trong thời gian ngắn.
Theo kế hoạch của Công trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc, bước thứ nhất trong chiến lược phát triển "ba bước" là phóng tàu vũ trụ có người lái, đồng thời bước đầu xây dựng lên công trình tàu vũ trụ có người lái mang tính thử nghiệm đồng bộ, triển khai thí nghiệm ứng dụng vũ trụ. Bước thứ là: Sau khi phóng thành công tàu vũ trụ có người lái thứ nhất, sẽ đột phá công nghệ ghép nối giữa tàu vũ trụ có người lái với mô-đun vũ trụ, đồng thời tiến hành cải tiến công nghệ tàu vụ trũ có người lái, phóng một phòng thí nghiệm vũ trụ, nhằm giải quyết vấn đề ứng dụng vũ trụ có quy mô nhất định, có người điều khiểu trong thời gian ngắn. Bước thứ ba: phấn đấu xây dựng trạm vũ trụ có người điều khiểu trong thời gian dài vào năm 2020.
Ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc đã trưởng thành và chín muồi trong chặng đường phát triển hơn 50 năm. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành một trong ba nước lớn thế giới về phóng vệ tinh và tàu vũ trụ, đã đặt nền tảng khá tốt cho phát triển sự nghiệp vũ trụ có người lái.
Bên cạnh đó, Trạm Vũ trụ quốc tế với sự tham dự của 16 quốc gia như Mỹ, Nga-"dự án đắt nhất của loài người" này đến cuối năm 2010 đã gần như hoàn thành. Bởi vậy, sự nghiệp hàng không vũ trụ của Trung Quốc vẫn còn một chặng đường khá dài phải vượt qua.