Tại Giải vô địch Thế giới Ô-xa-ca Nhật Bản năm 2007, Đội Ma-ra-tông Trung Quốc một lần nữa thu hút sự quan tâm của thế giới. Lần đó Chu Xuân Tú và Chu Tiểu Lâm đứng thứ hai và thứ tư, thể hiện lên trình độ chỉnh thể Ma-ra-tông nữ Trung Quốc. Trải qua tập luyện và điều chỉnh thêm một bước, vận động viên Ma-ra-tông nữ Trung Quốc có lòng tin ngày một lớn mạnh. Chị Chu Tiểu Lâm cho biết:
"Chúng tôi đã nghĩ đến lần này chúng tôi sẽ viết lại lịch sử, tuy chúng tôi có lẽ sẽ không đoạt được huy chương vàng, nhưng thành tích tốt nhất của chúng tôi là xếp thứ 5 tại Ô-lim-pích năm 1988, tôi tin chắc lần này sẽ cao hơn ngôi thứ 5. Chúng tôi luôn tập luyện khá hệ thống, cường độ tương đối lớn, vì vậy tôi rất có lòng tin đối với bản thân mình."
Đằng sau tấm huy chương đồng này là sự gian khổ và vất vả trong nhiều năm của các vận động viên và huấn luyện viên. Ma-ra-tông nữ Trung Quốc có thể ra khỏi đáy vực không phải là công sức trong một sớm một chiều, ý tưởng quản lý và huấn luyện tiên tiến là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của họ, Tổng huấn luyện viên Đội Ma-ra-tông nữ Trung Quốc, ông Lương Tùng Lợi đã bật mí cho biết:
"Trước đây môn Ma-ra-tông không tổ chức tập huấn đội tuyển quốc gia, hiện nay đã thành lập Đội tuyển quốc gia, làm công tác chuẩn bị một cách đầy đủ và tỉ mỉ, ngày càng chính quy hơn, có thể cùng chia sẻ thành quả huấn luyện và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, chúng tôi cũng có sự đột phá về ý tưởng tập luyện."
Khác với môn thi đấu khác coi trọng đối kháng và sức bật, Ma-ra-tông quan tâm nhiều hơn về kinh nghiệm, chiến thuật và hợp tác đồng đội, nếu có nhiều vận động viên trình độ cao thì hoàn toàn có thể thông qua phối hợp chiến thuật trong thi đấu giành được thắng lợi cuối cùng. Tổng huấn luyện viên Lương Tùng Lợi cho biết, mục tiêu tới của Ma-ra-tông nữ Trung Quốc là tấm huy chương vàng Ô-lim-pích. Ông nói:
"Trung Quốc cần phải phát triển tốt môn thi đấu này, rất có hy vọng, mục tiêu của chúng tôi là tập luyện tốt, cố lên, phấn đấu giành chức vô địch Ô-lim-pích." 1 2 |