Trong quá trình theo học lớp tập huấn của Ban Tổ chức Ô-lim-pích Bắc Kinh, chị Pan-thi-pa A-sa-va-thê-pu-thai được biết, người tình nguyện phục vụ Ô-lim-pích Bắc Kinh đến từ các tầng lớp xã hội, bao gồm giáo sư về hưu, cán bộ, nhân viên doanh nghiệp, thậm chí có cả các bà nội trợ cùng với con cái. Mặc dù họ có bối cảnh khác nhau, nhưng đều có chung một nguyện vọng, tức là phục vụ tốt cho Ô-lim-pích.
Chị Pan-thi-pa A-sa-va-thê-pu-thai cũng có nguyện vọng như vậy. Việc trở thành người tình nguyện Ô-lim-pích khiến chị cảm thấy rất tự hào, chị luôn luôn nhắc nhở bản thân, là người tình nguyện phải phục vụ cho Ô-lim-pích. (tiếng động)
"Là người tình nguyện, tôi cảm thấy rất xúc động và rất tự hào! Mỗi khi ra phố và nhìn thấy các tình nguyện viên mặc đồng phục màu xanh da trời, tôi cảm thấy rất xúc động. Nhất là khi nhìn thấy những băng rôn với dòng chữ 'Làm tròn trách nhiệm nước chủ nhà, tổ chức tốt Ô-lim-pích', lại càng cảm thấy hết sức xúc động. Có khi tôi không cần phải đến Trung tâm tư vấn, nhưng tôi vẫn mang theo thẻ người tình nguyện Ô-lim-pích. Có người trông thấy tôi đeo thẻ liền đến hỏi đường. Tuy không phải là trong giờ làm việc, nhưng tôi vẫn nhắc nhở bản thân, bất cứ giờ phút nào tôi cũng là người tình nguyện!"
Đối với công việc ở Trung tâm tư vấn khán giả, chị có sự hiểu biết thấu suốt, chị nói:
"Trách nhiệm của Trung tâm tư vấn khán giả là trả lời câu hỏi. Nhiệm vụ của tôi là trả lời các cuộc gọi tư vấn bằng tiếng Thái. Chẳng hạn, cán bộ nhân viên Đại sứ quán Thái-lan tại Trung Quốc gọi điện đến hỏi về đội cổ động viên được cho phép dùng cờ như thế nào, hỏi về môn cử tạ mà người Thái-lan quan tâm có còn vé bán hay không v.v."
Hiện nay, chị đã làm công việc của người tình nguyện một cách thành thạo. Chị nói với phóng viên rằng, chị đang xem xét đăng ký tiếp tục phục vụ cho Pa-ra-lim-pích. Nếu nhà trường lùi lại thời gian khai giảng, chị sẽ tiếp tục phục vụ cho Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh. 1 2 |