Điều đáng nhắc đến là quan niệm bảo vệ môi trường luôn luôn được thể hiện trong phương án thiết kế đèn mồi lửa này. Ông Lưu Kiệt nói, lượng nuội sản sinh từ nhiên liệu trong đèn mồi lửa rất ít, dưới chiếc đèn còn có thiết bị đựng muội, mỗi ngày chỉ cần gạt muội đèn một lần là được.
Sau khi giải quyết thành công vấn đề nan giải là làm thế nào để rước Lửa thiêng lên đỉnh núi cao nhất thế giới, các cán bộ khoa học kỹ thuật Trung Quốc lại phải đối mặt với một vấn đề hóc búa: Ngọn đuốc "Tường Vân" dùng để rước Lửa thiêng lên đỉnh Chô-mô-lung-ma cũng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khắt khe. Đúng như anh Lưu Kiệt, nhân viên thử nghiệm của Ban nghiên cứu chế tạo ngọn đuốc thuộc Công ty Tập đoàn Khoa học Công nghiệp Hàng không vũ trụ Trung Quốc nói, phải đảm bảo ngọn đuốc Chô-mô-lung-ma "có thể thắp sáng mà không bị gió làm tắt, hơn nữa còn phải nhìn thấy ngọn lửa ".
Trong việc thiết kế ngọn đuốc, ngoài xem xét đến các nhân tố như nhiệt độ thấp, áp suất thấp, gió mạnh v.v, còn có một điều hết sức quan trọng, đó là vì trên đỉnh Chô-mô-lung-ma độ sáng rất cao, làm thế nào để khiến mọi người nhìn rõ ngọn đuốc sáng trưng và tuyệt vời. Anh Lưu Kiệt nói, về ngoại quan mà nói ngọn đuốc rước lên đỉnh Chô-mô-lung-ma hoàn toàn giống như các ngọn đuốc Tường Vân khác, điều bí ẩn là ở phần tâm ngọn đuốc.
"Ngọn đuốc sử dụng trên đồng bằng tức là sử dụng trên mặt đất là được đốt bằng nhiên liệu chất lỏng. Xét về môi trường của ngọn đuốc Chô-mô-lung-ma, chúng tôi phải khắc phục môi trường khắc nghiệt như áp suất thấp, nhiệt độ thấp, gió mạnh, thiếu ô-xi v.v. Đồng thời phải đảm bảo thời gian cháy sáng, làm thế nào để cho người ta nhìn rõ ngọn lửa trong tình hình độ sáng trên đỉnh Chô-mô-lung-ma rất cao. Vì vậy, chúng tôi đã thiết kế nhiên liệu thể rắn để làm cho ngọn đuốc có thể cháy sáng trên 'Nóc nhà thế giới' ".
Phó Tổng Chỉ huy Ban nghiên cứu chế tạo ngọn đuốc thuộc Công ty Tập đoàn Khoa học Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc nói với phóng viên rằng, để thiết thực đảm bảo ngọn đuốc 'Tường Vân'cháy sáng thành công trên đỉnh Chô-mô-lung-ma, ngành hữu quan đã triển khai hàng loạt công tác thử nghiệm trong hơn hai năm qua.
Ngày 8 tháng 5, ngọn đuốc Ô-lim-pích đã rước lên đỉnh Chô-mô-lung-ma một cách thành công, lúc đó tốc độ gió trên đỉnh núi là 18,1 mét/giây, nhiệt độ khoảng âm 20 độ c. Nhưng kết quả thử nghiệm cho thấy, ngọn đuốc 'Tường Vân' sử dụng trên đỉnh Chô-mô-lung-ma có thể cháy sáng trong điều kiện khí hậu tốc độ gió 30 mét/giây, nhiệt độ âm 45 độ c. Đây có nghĩa là cho dù điều kiện khí hậu xấu đi nữa, ngọn đuốc Ô-lim-pích Bắc Kinh vẫn có thể cháy sáng trên 'Nóc nhà thế giới'. 1 2 |