Thượng tuần tháng 5, Ngọn đuốc Ô-lim-pích Bắc Kinh đã thành công rước lên đỉnh Chô-mô-lung-ma, ngọn núi cao nhất thế giới, đây là lần đầu tiên Ngọn đuốc Ô-lim-pích rước lên "Nóc nhà thế giới". Chúng ta đều biết, môi trường khí hậu trên đỉnh Chô-mô-lung-ma hết sức đặc biệt, nhiệt độ thấp, thiếu ô-xi, sức gió mạnh, để Ngọn đuốc Ô-lim-pích châm sáng tại Ô-lim-pi-a A-ten Hy-lạp càng thêm rực rỡ trên đỉnh Chô-mô-lung-ma, các cán bộ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc đã nghiên cứu và chế tạo đèn mồi lửa và ngọn đuốc.
Ngọn Chô-mô-lung-ma cao 8844 mét so với mặt biển, được coi là cực thứ ba thế giới ngoài Nam Cực và Bắc Cực ra, trên ngọn Chô-mô-lung-ma khí hậu phức tạp và luôn luôn biến đổi, không lợi cho thắp sáng ngọn đuốc. Vì vậy, kể từ năm 2006, Công ty Tập đoàn Khoa học công nghiệp Hàng không vũ trụ Trung Quốc đã bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo ngọn đuốc và đèn mồi lửa dành riêng cho hoạt động rước đuốc lên đỉnh Chô-mô-lung-ma. Ông Nhiệm Quốc Chu của Công ty Tập đoàn Khoa học công nghiệp Hàng không vũ trụ Trung Quốc tham gia chương trình nghiên cứu đèn mồi lửa cho biết, qua đột phá kỹ thuật trong hơn 2 năm, họ đã nghiên cứu và chế tạo thành công "đèn mồi lửa cao nguyên" và "đèn mồi lửa ngọn Chô-mô-lung-ma", để dành riêng cho hoạt động rước đuốc trên các vùng cao nguyên của ngọn Chô-mô-lung-ma.
"Hàng loạt kết quả thí nghiệm cho thấy, khi đèn mồi lửa cao nguyên làm việc trên độ cao 6500 mét so với mặt biển, thì tỷ lệ thắp sáng của đèn sẽ hạ thấp. Trong tình hình này, chúng tôi lại nghiên cứu đèn mồi lửa, có thể thắp sáng trên ngọn Chô-mô-lung-ma từ độ cao trên 6500 mét cho đến đỉnh núi cao 8844 mét so với mặt biển ."
Nếu so với đèn mồi lửa thông thường, thì bề ngoài và thể tích của đèn mồi lửa sử dụng trên cao nguyên không có sự khác biệt mấy, điều khác biệt lớn nhất là nhiên liệu không giống nhau. Đèn mồi lửa cao nguyên sử dụng xăng hàng không, thời gian đốt cháy có thể kéo dài từ 48 tiếng đến 72 tiếng, gấp nhiều lần so với đèn mồi lửa thông thường.
Đèn mồi lửa sử dụng trên ngọn Chô-mô-lung-ma, khác với đèn mồi lửa thông thường về ngoại quan, tức là không có cửa kính nhỏ có thể trông thấy mồi lửa bên trong, mà hoàn toàn bọc bằng kim loại mầu bạc, trên có khắc hoa văn tường vân màu đỏ, ở giữa khảm đồ án huy hiệu Ô-lim-pích Bắc Kinh màu đỏ.
Đèn mồi lửa Chô-mô-lung-ma sử dụng loại nhiên liệu than thể rắn đặc biệt hình trụ, hình dáng của loại nhiên liệu này giống như chiếc pin, mầu tro sạm, trông như làm bằng sáp. Khi mở nắp đèn mồi lửa sẽ có thể đặt trụ than vào. Người thử nghiệm của Ban nghiên cứu chế tạo ngọn đuốc thuộc Công ty Tập đoàn Khoa học Công nghiệp Hàng không vũ trụ Trung Quốc Lưu Kiệt nói:
"Chúng tôi đã tăng thêm thành phần đặc biệt vào nhiên liệu sử dụng cho đèn mồi lửa Chô-mô-lung-ma. Trong môi trường thiếu ô-xi, đèn vẫn có thể cháy sáng trong thời gian từ 8 đến 15 tiếng đồng hồ. Đây có nghĩa là các đội viên leo núi cứ cách khoảng 8 tiếng tiếp thêm nhiên liệu là được."
Ông Lý Kiệt cho biết, trong quá trình thiết kế đèn mồi lửa Chô-mô-lung-ma, nhân viên nghiên cứu còn phải xem xét đầy đủ mọi khó khăn mà đội viên leo núi có thể gặp phải, vì thế phải thiết kế chiếc đèn mồi lửa nhẹ cháy sáng lâu, tiện thao tác. Được biết, trọng lượng của chiếc đèn mồi lửa có đủ nhiên liệu cũng không vượt quá 2,5 ki-lô-gam, bên ngoài chiếc đèn còn có thiết bị cố định, mang rất tiện; bên cạnh đó, trong đèn mồi lửa này còn tăng thêm ô-xi để dễ thắp sáng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, cho dù trong môi trường ngoài trời với nhiệt độ âm đến mấy chục độ c, mồi lửa cũng không tắt, Vì vậy, các đội viên leo núi không cần áp dụng biện pháp bảo hộ đặc biệt đối với đèn mồi lửa trong khi leo núi Chô-mô-lung-ma.
1 2 |