Nghe Online
Trong ấn tượng nhiều người, vị thế của Ca-dắc-xtan trong Thế vận hội không nổi bật lắm, ít ra không mạnh như ba nước Trung Quốc, Mỹ, Nga. Song trên thực tế, nước này đã kế thừa truyền thống thể thao tốt đẹp của Liên Xô cũ, huy chương vàng Thế vận hội giành được sau khi độc lập đã đạt trên 10 tấm, có rất nhiều anh hùng Thế vận hội khiến họ tự hào...
"Đây là lần đầu tiên tôi làm nhiệm vụ chạy rước đuốc Thế vận hội. Được rước ngọn lửa thiêng Thế vận hội, là vinh dự rất lớn của cá nhân tôi, tôi rất tự hào."
Anh Ê-ma-khan I-brai-mốp, người đoạt huy chương đồng Thế vận hội năm 1996 cùng huy chương vàng Thế vận hội năm 2000 môn quyền anh hạng 71 kg, một trong những người chạy rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh tại An-ma A-ta, anh hùng thể thao có địa vị quan trọng trong lịch sử Ca-dắc-xtan đã nói như vậy.
Anh Ê-ma-khan I-brai-mốp có vị trí quan trọng trong làng quyền anh quốc tế có sức ảnh hưởng rất lớn ở trong nước Ca-dắc-xtan. Năm 2001 khi anh về nghỉ, phía hữu quan đã tổ chức một cuộc thi quyền anh cỡ lớn, có 97 vận động viên quyền anh của các nước Nga, U-dơ-bê-ki-xtan v.v đến tham gia, dùng kỹ nghệ xuất sắc của mình và sự đua tranh thực sự với nhau để chia tay với danh thủ làng thể thao này. Cho dù có địa vị như vậy, đối với việc có thể được rước ngọn đuốc Thế vận hội Bắc Kinh, anh Ê-ma-khan I-brai-mốp vẫn cảm thấy rất phấn khởi, bởi vì anh biết rước ngọn đuốc sẽ mang lại sự cổ vũ rất lớn cho nhân dân và đồng nghiệp của mình:
"Lúc rước đuốc tôi luôn mỉm cười, vẫy tay chào mọi người. Thông qua việc rước đuốc như vậy, chúng tôi cũng cho Thế Giới biết, An-ma A-ta Ca-dắc-xtan là chặng đầu tiên rước ngọn đuốc Thế vận hội Bắc Kinh, mong người hâm mộ thể thao chúng tôi, đồng nghiệp của tôi cùng thể thao của đất nước chúng tôi sau này cũng có thể thành thứ nhất."
1 2 |