Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trạng nguyên ngay thẳng dám nói thật - Tôn Phục Già
   2009-07-22 16:46:27    CRIonline

Văn Thiên Tường- vị Trạng nguyên cuối cùng được muôn đời sau kính phục

Trong các thế hệ Trạng nguyên Trung Quốc, Văn Thiên Tường là vị Trạng nguyên anh hùng dân tộc thời Nam Tống được muôn đời sau kính phục nhất.

Văn Thiên Tường ?1236—1283 công nguyên?là vị Anh hùng dân tộc, Nhà thơ yêu nước và là Nhà Chính trị thời Nam Tống. Trong cuộc thi Đình Năm thứ tư Bão Hữu (năm 1256 công nguyên) đời Tống Tông, ông đã viết bài "Ngự thử sách" nhằm vào những tệ nạn xã hội lúc bấy giờ, đưa ra phương án cải cách, trình bày hoài bão chính trị của mình đã được Tống Lý Tông đích thân tuyển chọn xếp đầu bảng, tức Trạng nguyên.

Năm 1275, quân Nguyên tấn công ồ ạt, quân đội nhà Tống bị đánh tan tác, toàn tuyến phòng hộ trên sông Trường Giang bị bẻ gãy. Văn Thiên Tường liền quyên tiền của gia đình để làm quân phí, chiêu mộ hào kiệt địa phương, thành lập một lực lượng nghĩa quân trên vạn người, tiến quân về phía Lâm An tức Hàng Châu ngày nay. Song do quân đội Nguyên tấn công quá dữ dội, các Nghĩa quân tuy anh dũng chiến đấu, cuối cùng cũng không thể nào ngăn cản được Quân Nguyên tiến quân ồ ạt xuống phía Nam.

Tháng Giêng năm sau, quân Nguyên Áp sát Lâm an đô thành nhà Tống, các quan văn quan võ lũ lượt chạy trốn. Thái hậu Tạ thấy không còn cách nào xoay chuyển thời cuộc nữa, đành phải đầu hàng quân Nguyên. Văn Thiên Tường dẫn dắt đội quân, trung chuyển đi khắp nơi kiên trì chống lại quân Nguyên, cuối cùng bị thua trận và bị bắt làm tù binh. Trong ngục tù, Văn Thiên Tường đã sáng tác rất nhiều bài thơ bài từ và được lưu truyền cho đến ngày nay. Ví dụ như bài "Quá linh đinh dương", "Chính khí ca" vv ... Nguyên Thế Tổ triệu kiến Văn Thiên Tường, đích thân khuyên ông đầu hàng, và hứa sẽ cho ông làm quan to, song Văn Thiên Tường trả lời rằng: "Tôi là Tể tướng của đại Tống. Nước nhà đã bị diệt vong, tôi chỉ có thể cầu mong mau mau chết đi m thôi." Nguyên Thế Tổ nghe vậy hết sức bực dọc liền ra lệnh xử tử hình Văn Thiên Tường. Ngày 9 tháng1 năm 1283, Văn Thiên Tường đã bị xử tử và anh dũng hy sinh tại Thái Thị Khẩu Bắc Kinh, hưởng thọ 47 tuổi.

Thơ và từ của Văn Thiên Tường mang phong cách khải kháng hùng hồn, bi thương khuáng đạt, có sức truyền cảm mạnh mẽ, đã phản ánh khí tiết dân tộc trung kiên và tinh thần chiến đấu ngoan cường.


1 2