Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Giáo sư Văn Trang: Người chứng kiến lịch sử thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Việt
   2009-10-01 16:44:05    CRIonline

Nghe Online

Trung Quốc-Việt Nam núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước chúng ta đã có tình hữu nghị truyền thống lâu đời, được Bác Hồ tôn vinh là "Mối tình thắm thiết Việt-Hoa vừa là đồng chí vừa là anh em". Nhân dịp năm nay là năm chúc mừng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập tròn 60 năm, sang năm là chào mừng Trung Quốc-Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao tròn 60 năm, cho nên trong thời gian gần đây, để ghi lại chặng đường phát triển quan hệ Trung-Việt, Ban tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc chúng tôi đã phỏng vấn rất nhiều đồng chí từng đóng góp quý báu và đích thân chứng kiến mối quan hệ Trung-Việt, trong đó có Giáo sư Văn Trang của trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, nguyên là thành viên của Đoàn Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam năm xưa.

-Xin chào giáo sư Văn Trang ạ.

-Xin chào các đồng chí.

-Xin hỏi giáo sư Văn Trang, giáo sư đã gắn bó với Việt Nam từ năm nào và trong bối cảnh gì?

-Chuyện này hơi lâu rồi, nhưng mà bây giờ tôi cứ kể qua mà thôi. Tôi sang Việt Nam vào năm 1947, lúc trước tôi ở Côn Minh, tức là tỉnh lỵ Vân Nam và làm công tác học sinh. Sau đó được Đảng cử tôi sang Việt Nam để làm công tác Hoa kiều.

-Vâng, cũng là một công tác rất có ý nghĩa, rất là quan trọng.

-Lúc đó ở khu giải phóng miền Bắc Việt Nam có Hoa kiều khá nhiều. Bên cạnh đó Đảng Cộng sản Đông Dương muốn đề nghị với Đảng Trung Quốc cho cử cán bộ đến giúp làm công tác Hoa kiều. Khi chúng tôi sang rồi thì thành lập một ban Hoa Vận trung ương. Tôi vào trong lớp đó để làm công tác tuyên truyền và huấn luyện.

-Công tác của Giáo sư cũng như các đồng chí trong đoàn cố vấn Trung Quốc rất có ý nghĩa và có thể nói là đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam. Được biết là trong những năm tháng giáo sư kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam trên chiến trường chống giặc ngoại xâm ở khu vực miền Bắc Việt Nam, đó cũng là những năm tháng nhân dân Trung Quốc anh dũng đấu tranh giành giải phóng dân tộc.

Như chúng ta đều biết, mồng 1 tháng 10 cách đây 60 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thành lập. Để chúc mừng ngày sinh nhật lần thứ 60 năm của Trung Quốc, trên Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh tổ chức mít tinh, lễ duyệt binh và diễu hành quần chúng hết sức trọng thể, trong hôm nay, mọi miền đất nước Trung Hoa đều tưng bừng nhộn nhịp, hân hoan phấn khởi, nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu to lớn về các mặt, các lĩnh vực mà Tổ Quốc vĩ đại của mình đã đạt được trong 60 năm qua.

Thời gian thấm thoát trôi qua, 60 năm chặng đường mưa gió, 60 năm biến đổi bể dâu. Trong giờ phút mừng ngày sinh nhật của đất nước, trong lòng mọi người chúng ta đều vô cùng xúc động, tự nhiên nhớ lại rất nhiều kỷ niệm của ngày xưa. Hạ tuần tháng 9 năm 1949, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã giành được thắng lợi to lớn mang tính quyết định, khi giáo sư và các đồng chí trong Đoàn cố vấn Trung Quốc ở Việt Nam được biết nước mình được giải phóng, giáo sư có cảm nghĩ như thế nào?

-Đó là hạ tuần tháng 9, cuộc chiến tranh giải phóng của Trung Quốc được phát triển rất mạnh, càng ngày càng tiến gần đến biên giới Việt Nam. Nhưng lúc đó Việt Nam đang nằm trong giai đoạn gian khổ nhất của cuộc kháng chiến. Lúc đó qua điện đài, tôi được biết tin nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sắp thành lập, không thể tả được mừng rỡ như thế nào. Nhưng bây giờ vấn đề trước là lá cờ quốc kỳ của Trung Quốc mới sẽ như thế nào? Ai cũng đoán rất vui mừng. Có một hôm, một sáng sớm, có một anh chạy đến, trong túi rút ra một tờ báo, vừa đi chạy vừa nói: Mẫu cờ quốc kỳ của Trung Quốc đã có rồi. Chúng tôi mừng rỡ đọc lại, biết quốc kỳ là một lá cờ đỏ có một ngôi sao lớn với bốn ngôi sao nhỏ hướng vào ngôi sao lớn đó.

-Đó là tượng trưng cho các tầng lớp Trung Quốc hướng về Trung ương Đảng.

-Đồng thời Đài phát thanh cũng có cách thức của cờ, dài bao nhiêu, rộng bao nhiều, các ngôi sao trong cờ ở vị trí nào, v.v. Chúng tôi ngay lập tức chạy ra lấy cách thức đo đi đo lại, vẽ thành lá cờ đỏ năm sao đầu tiên, cùng treo với lá cờ Việt Nam. Như thế này chúng tôi cảm thấy hình như chúng tôi đã làm cho nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa mới đến với chúng ta.

-Đó là một ấn tượng rất sâu sắc để lại cho giáo sư, đây cũng là một chặng đường trái rất hiếm có đối với giáo sư và không phải ai cũng đều trải qua một chặng đường như vậy. Năm nay, ngày 1 tháng 10 là ngày Quốc Khánh Trung Quốc. Sang năm, ngày 18 tháng 1 cũng là ngày chào mừng Trung Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao tròn 60 năm. Qua đó chúng ta có thể thấy, chính ra chỉ trong hơn 3 tháng ngắn ngủi sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập thì Trung Quốc đã trở thành một nước đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hồi ấy được biết trong thời kỳ Trung Quốc-Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao thì giáo sư cũng có mặt tại Việt Nam với tư cách là thành viên của đoàn cố vấn Trung Quốc làm việc tại Việt Nam. Được biết giáo sư đã nắm được rất nhiều tình hình về quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Trung-Việt. Bây giờ mời giáo sư Văn Trang chia sẻ với Yến Hoa cũng như tất cả các bạn và khán, thính giả của Ban tiếng Việt Nam nói riêng cũng như đông đảo các bạn thính giả nói chung một vài kỷ niệm về quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam.

-Về điều này tôi rất hân hạnh. Trong khi đó, tôi ở Việt Nam, hiểu biết một số tình hình về việc Trung Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ Ngoại giao. Điều này đã trôi qua từ lâu, nhưng mà tôi có thể nói mấy điều mà tôi được biết để các đồng chí rõ thôi. Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa tháng 4 năm 1950 vượt qua sông Trường Giang, tiến về phía biên giới Việt Nam. Lúc đó tại Việt Nam, Bác Hồ với cả Trung ương Đảng Việt Nam nghĩ đến thời cơ phát triển nền ngoại giao, nền quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã đến. Lúc đó Bác Hồ mới gửi một bức thư sang bên Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì trong bức thư viết như thế nào thì hồi trước chúng tôi không biết, sau đó một số đồng chí cho biết nội dung bức thư đó như sau:

"Ân ca, Dĩnh thư (ca là anh, Ân ca là đồng chí Chu Ân Lai, Dĩnh là Đặng Dĩnh Siêu, tức là anh Ân và chị Dĩnh)

Đệ (Bác Hồ tự xưng) đã ly biệt anh chị trong 10 năm, tưởng nhớ luôn luôn và có rất nhiều việc mới muốn trình bày với anh chị. Đệ xin thay mặt cho cửa hiệu chúng tôi chúc mừng sự phát triển lớn lao của quý công ty. Mấy năm qua, việc buôn bán của cửa hiệu chúng tôi cũng được khá giả, nay muốn tranh thủ thời cơ ăn đứt đối phương, nên xin cử 2 người giúp việc tin cẩn đến, xin các anh giúp đỡ."

1 2