Nghe Online
Từ xưa đến nay, nhân tố địa lý luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa các nước, mỗi nước đều sẽ ưu tiên lựa chọn nức láng giềng làm đối tác hợp tác của mình. Đúng như câu tục ngữ nói rằng, "bán anh em xa mua láng giềng gần". Quảng Tây Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi, sông liền sông, ưu thế địa lý rất nổi bật, vì vậy, hai bên triểnkhai hợp tác toàn diện trong mọi lĩnh vực như: Kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch v.v là điều dĩ nhiên. Chính vì thế Bí thư thành ủy thành phố cảng Phòng Thành Tuyên Bái Quân đã tâm đắc rằng:
"Tuy sông Bắc Luân là dòng sông nho nhỏ, nhưng lại nối liền với hai thành phố của hai nước. Miễn là mở cửa sẽ trông thấy Việt Nam; chỉ cần cất bước thì đã xuất quốc."
Hai nước Trung-Việt không những "chung một dòng sông", mà còn đều là hai nước đang phát triển, hiện nay tình hình quốc tế tương đối hòa bình đã mang lại cơ hội hiếm thấy cho hai nước triển khai hợp tác cùng thắng, hợp tác kinh tế, thương mại từ lâu đã trở thành nguêyn vọng hàng đầu trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Nhờ có ưu thế địa lý độc đáo, hoạt động biên mậu giữa Quảng Tây và Việt Nam đang diễn ra sôi nổi.
"Hiện nay, tình hình khuân vác hàng hóa bằng sức người ngày xưa đã trở thành cuộc tiếp sức giữa ô-tô với ô-tô. Sau khi đến Hữu Nghị Quan, ô-tô của hai bên trực tiếp bốc dỡ hàng cho nhau, nhờ đó khối lượng thương mại đã được nâng cao rất nhiều, từ kim ngạch mỗi năm lúc đầu chỉ có hàng trăm triệu đồng lên tới hàng chục tỷ đồng hiện nay, 6 tháng đầu năm nay đã vượt quá 6, 5 tỷ đồng nhân dân tệ."
Thị trưởng thành phố Bằng Tường Liêu Ứng Xán đã giới thiệu với phóng viên những thành tựu đáng mừng kể trên. Bằng Tường là đầu mối giao thông đường nối liền hai nước Trung-Việt, chính Hữu Nghị Quan tượng trưng cho "mối tình thắm thiết Việt-Hoa vừa là đồng chí vừa là anh em" đứng sừng sững tại đây và canh giữ con nđường bộ nối liền hai nước chúng ta. Những năm gần đây, nhờ có ưu thế đị alý và chính sách ưu đãi, biên mậu của thành phố Bằng Tường đã được phát triển nhanh chóng. "
"Khối lượng biên mậu giữa Bằng Tường với Việt Nam mỗi năm một tăng, năm 2008, kim ngạch mậu dịch đối với Việt Nam đã vượt quá 15,7 tỷ đồng nhân dân tệ, chiếm 1/10 cả nước Trung Quốc, chiếm 1/3 Khu tự trị Dân tộc Choang quảng Tây."
Ngoài các lô hàng mậu dịch lớn ra, chợ biên giới cũng đã trở thành một phần quan trọng trong biên mậu của hai nước Trung-Việt. Tại cộc mốc số 53 biên giới Trung-Việt gần thác nước Đức Thiên huyện Đại Tân, nhân dân biên giới hai nước thường xuyên đưa đặc sản vốn có của nước mình ra bán trên chợ này. Người dân biên giới Việt Nam nói chung bán thuốc lá, hoa quả khô, nước hoa, dầu Bạch Hổ, thịt lợn tươi và gia cầm tại đây, còn phần lớn người dân biên giới Trung Quốc thì tiêu thụ các loại hàng nhật dụng và đồ kỷ niệm du lịch. Trên chợ phiên buôn bán tấp nập này, cột mốc dường như không nổi bật lắm, thay vào đó là tình hữu nghị nồng thắm giữa nhân dân hai nước Trung-Việt.
Nếu nói đường biên giới đất liền là điều kiện trời sinh cho việc phát triển sôi nổi biên mậu giữa Quảng Tây Trung Quốc và Việt Nam, vậy vịnh Bắc Bộ bao la đã thúc đẩy hình thành đường thủy vàng son cho triển khai mậu dịch đường biển giữa Quảng Tây và Việt Nam. Là cửa cảng lớn nhất khu vực miền Tây Trung Quốc, Cảng Phòng Thành có đường biển đi tới Việt Nam nhanh nhất, hàng ngày có rất nhiều tàu chở hàng xuất phát từ nơi đây để đi tới các cửa cảng lớn của Việt Nam, quang cảnh hết sức bận dộn. Cán bộ chuyên trách công tác tuyên truyền của Văn phòng Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cảng Phòng Thành ông Hoàng Văn Phi chỉ vào chiếc tàu chở hàng Việt Nam cho biết:
" Đó là chiếc tàu Việt Nam, chúng tôi chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam tinh bột, mứt dừa và những nông sản khác, đồng thời chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cơ giới, điện tử, gốm sứ v.v sang Việt Nam.
Ông Hoàng Văn Phi cho biết, ngoài cảng Phòng Thành ra, thành phố Phòng Thành Cảng còn có hơn 20 cửa cảng lớn nhỏ, khối lượng nhập khẩu than cuả những cửa cảng đó đạt tới hơn 20 triệu tấn/năm, trong đó có trên 90% than của Việt Nam. Sau này, hai bên sẽ xây dựng cưả cảng bằng hình thức vốn trăm phần trăm và liên doanh, nhằm mở rộng hơn nữa sự hợp tác về mậu dịch đường biển, tiếp tục duy trì đà hợp tác cùng thắng hiện nay. "
Cách cảng Phòng Thành không xa là thành phố Khâm Châu, nơi đây không những là quê hương của cụ Lưu Vĩnh Phúc, anh hùng dân tộc kháng chiến chống Pháp của thời kỳ cuối nhà Thanh Trung Quốc, mà còn có cảng Khâm Châu, một cửa cảng nước sâu hiếm thấy. Trên cơ sở tình hữu nghị lâu đời, thành phố Khâm Châu dốc sức phát triển hợp tác và giao lưu về các mặt với Việt Nam, đặc biệt là mậu dịch vận tải qua đường biển. Phó Thị trưởng Thường vụ thành phố Khâm Châu ông Hoàng Châu cho rằng:
"Những năm qua, sự giao lưu giữa Khâm Châu với Việt Nam tương đối mật thiết. Chúng tôi xuất khẩu khá nhiều phân hoá học và máy móc nông nghiệp sang Việt Nam, trong khi đó lại mua của Việt Nam than đá, khoai sắn, cao su và khoáng sản, kim ngạch mậu dịch không ngừng tăng. "
1 2 |