Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Ổn định lâu dài-Quảng Tây chứng kiến lịch sử lâu đời của tình hữu nghị Trung-Việt"
   2009-08-13 16:05:41    cri

Việt Nam là một nước chịu đủ nỗi khổ của chiến tranh, sau hơn 100 năm kháng chiến chống Pháp, lại lao vào chiến tranh chống Mỹ. Thập niên 60 thế kỷ 20, đồng chí Bùi Hồng Phúc từng lưu học tại Bắc Kinh, đồng chí đã đích thân chứng kiến hàng triệu nhân dân Trung Quốc tổ chức cuộc mít tinh trước Thiên An Môn để tỏ tình đoàn kết với cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam. Mãi cho đến nay khi ôn lại cảnh rầm rộ của buổi mít tinh đó, đồng chí Bùi Hồng Phúc vẫn hết sức cảm động.

"Lúc đó cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam đang bước vào một gian đoạn rất quyết liệt, Mỹ cho máy bay ra miền bắc ném bom năm 1965 thì nhân dân Bắc Kinh thay mặt cho nhân dân Trung Quốc, có một cuộc mít tinh mà tôi không bao giờ quên được, gần một triệu nhân dân Bắc Kinh đã mít tinh tại Quảng Trường Thiên An Môn để biểu thị sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước, đấy là một sự ấn tượng mà tôi không bao giờ quên được."

Có thể nói, Quảng Tây tiếp giáp với Việt Nam là "nhịp cầu" nối liền tình hữu nghị trong thời kỳ đấu tranh cách mạng của hai nước Trung-Việt. Dọc đường biên giới Quảng Tây-Việt Nam, chạy từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, các huyện và thành phố Bằng Tường, Long Châu, Phòng Thành v.v cho đến bây giờ vẫn bảo tồn rất nhiều di tích chứa đựng tình hữu nghị của hai nước. Chính từ "Hữu Nghị" của Hữu Nghị Quan ở thành phố Bằng Tường Quảng Tây đã chứng kiến rất nhiều sự kiện giao lưu hữu nghị quan trọng, đồng thời cũng là con đường quan trọng vận chuyển vật tư viện trợ cho Việt Nam năm xưa. Đồng chí Bùi Hồng Phúc nói:

"Có thể nói con đường hữu nghị quan này đã chứng kiến hàng đoàn tàu, xe từ Trung Quốc sang Việt Nam để chở hàng viện trợ của Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa sang Việt Nam để giúp Việt Nam chống Pháp chống Mỹ ".

Huyện Long Châu thuộc thành phố Sùng Tả Quảng Tây giáp ranh với hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng Việt Nam, đường biên giới chạy dài hơn 180 ki-lô-mét. Huyện Long Châu non xanh nước biếc, sở dĩ người dân địa phương thao thao bất tuyệt mỗi khi nói đến Việt Nam, không những là vì điều kiện địa lý của Long Châu giống như Việt Nam, điều quan trọng hơn là vì Long Châu "có tình nghĩa cách mạng" với Việt Nam. Bí thư thành ủy Sùng Tả Thôi Trí Hữu cho biết:

"Long Châu có nhà kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, 'Người cha' của Việt Nam, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành hoạt động cách mạng năm xưa tại đây, đó là một địa điểm bí mật, hầu hết các đồng chí trong Bộ chính trị khóa 1 Việt Nam đều từng công tác tại Long Châu, Long Châu đã bảo tồn rất tốt tất cả những di tích mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống và triển khai hoạt động cách mạng tại Quảng Tây nói chung và Sùng Tả nói riêng."

Đi tiếp về hướng Đông Nam, đoàn phóng viên đã đến bến cảng Phòng Thành, nơi đây đã trở thành bến có năng lp̣c bốc dỡ hành hoá 210 nghìn tấn, hàng ngày có rất nhiều tàu chở hàng lần lượt đến từ các nước ASEAN cũng như các nước trên thế giới cập bến tại cảng này, trở thành một trong những bến cảng nhộn nhịp nhất ở biên giới phía Nam Trung Quốc. Giở lại trang sử của 41 năm về trước, chúng ta sẽ biết, việc xây dựng bến cảng Phòng Thành có mối quan hệ gắn bó với Việt Nam. Anh Hoàng Văn Phi, chuyên trách công tác tuyên truyền của Văn phòng Công ty Tập đoàn Cảng Phòng Thành cho biết:

"Cảng Phòng Thành khởi công xây dựng vào năm 1968 theo chỉ thị của Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai, là một cửa cảng tập kết hàng viện trợ dành cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Năm 1972 bắt đầu chuyên chở vật tư chiến tranh sang Việt Nam, cho đến năm 1973, tổng cộng đã chuyên chở 160 nghìn 180 tấn vâṭ tư cho Việt Nam."

Đi hơn 1000 ki-lô-mét đường biên giới Quảng Tây-Việt Nam, chúng ta thấm thía rằng, lịch sử đã chứng kiến tình hữu nghị truyền thống lâu đời của hai nước Trung-Việt, hai nước chúng ta không những là đồng chí, mà còn là anh em. Hiện nay tại Bằng Tường, Hữu Nghị Quan đứng sừng sững trong vách núi đã chứng kiến sự thành công tốt đẹp của công tác phân định cắm mốc biên giới đất liền Trung-Việt; tại Đông Hưng, sông Bắc Luân bắc ngang qua hai nước Trung-Việt cũng đã chứng kiến hoạt động Liên hoan giữa nhân dân biên giới Trung-Việt lần đầu tiên..., chúng ta tâm đắc rằng, bất cứ trước kia, hiện nay hay là sau này, tình hữu nghị đã và sẽ tiếp tục, Quảng Tây vẫn là cầu nối cho tình hữu nghị của hai nước Trung-Việt, Quảng Tây chứng kiến sự ổn định lâu dài của hai nước, đưa tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước Trung-Việt truyền từ đời này sang đời khác.


1 2