Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Ổn định lâu dài-Quảng Tây chứng kiến lịch sử lâu đời của tình hữu nghị Trung-Việt"
   2009-08-13 16:05:41    cri

Nghe Online

Nhân dịp kỷ niệm Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa thành lập tròn 60 năm cũng như Trung Quốc triển khai hành động "chấn hưng biên giới làm giàu cho dân" tròn 10 năm, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc đã phối hợp tổ chức hoạt động phỏng vấn đưa tin quy mô mang tên "Tìm hiểu Trung Quốc-Hành trình biên giới của phóng viên Trung Quốc và nước ngoài Đài CRI ", 8 đoàn phỏng vấn gồm hơn 200 phóng viên Trung Quốc và nước ngoài đã lần lượt đi các khu vực biên giới Trung Quốc, để đưa tin giới thiệu tình hình triển khai giao lưu, hợp tác kinh tế, thương mại, xã hội và văn hóa giữa Trung Quốc với các nước láng giềng như: Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Nga, Triều Tiên, Ca-dắc-xtan v.v. Hoạt động đưa tin của cuộc hành trình biên giới Trung-Việt thuộc 1 trong 8 đoàn phỏng vấn nói trên đã kết thúc tốt đẹp cách đây ít lâu. Bắt đầu từ tiết mục "Cầu vồng Hữu nghị" tuần này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với quý vị và các bạn loạt bài về hành trình biên giới Trung-Việt, hoan nghênh quý vị đón nghe. Bây giờ Mẫn Linh xin mời các bạn cùng theo dõi bài thứ nhất nhan đề: "Ổn định lâu dài-Quảng Tây chứng kiến lịch sử lâu đời của tình hữu nghị Trung-Việt".

"Để tìm hiểu Trung Quốc, phóng viên Trung Quốc và nước ngoài đã đi dọc đường biên giới Trung-Việt, cảm nhận lịch sử, chứng kiến hữu nghị, xiết tay hợp tác, mở ra tương lai".

Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây nằm ở biên giới phía Nam Trung Quốc, chung đường biên giới dài hơn 1000 ki-lô-mét với Việt Nam, đường bờ biển đất liền dài khoảng 1900 ki-lô-mét. Đúng như bài hát "Việt Nam-Trung Hoa" của nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Nhuận viết rằng: "Việt Nam-Trung Hoa, Núi liền núi, sông liền sông", chính Quảng Tây là vùng đất "sơn thủy tương liên" với Việt Nam, nơi đây chỉ cách Việt Nam một qủa núi, một dòng sông. Từ xưa đến nay, nơi đây đã chứng kiến sự phát triển của quan hệ hai nước cũng như quan hệ giao lưu hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và Việt Nam.

Thành phố Khâm Châu ở phía Nam Quảng Tây, tại đây có một khuôn viên mang tên "Tam Tuyên Đường" nằm lặng lẽ tại một góc của thành phố sầm uất này, nơi đây khách vãng lai không đông, thế nhưng rất nhiều cửa hàng và đường phố ở đây lại được đặt tên theo tên gọi của người chủ khu nhà này, hơn thế nữa rất nhiều dân địa phương, thậm chí người Việt Nam sống bên kia bờ biển đều hết sức kính trọng cụ, cụ cũng là người chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt, cụ có tên gọi là Lưu Vĩnh Phúc, khu nhà này chính là nơi ở cũ của cụ Lưu Vĩnh Phúc.

Cụ LưuVĩnh Phúc là một thủ lĩnh của đội quân nông dân Quảng Tây thời kỳ cuối nhà Thanh Trung Quốc, từng hai lần giúp Việt Nam chống Pháp, đặc biệt cụ đã lập nên công trạng to lớn trong trận "Ô Cầu giấy" diễn ra ngày 19 tháng 5 năm 1883 và làm chấn động cả thế giới, vua Việt Nam đã phong thủ lĩnh đội quân nông dân này giữ chức Đề Đốc của Tuyên Quang, Hưng Hóa và Sơn Tây, gọi tắt là Đề Đốc Tam Tuyên, vì thế nhà ở cũ của cụ Lưu Vĩnh Phúc được gọi là Tam Tuyên Đường. Hơn 100 năm qua, khuôn viên này đã được bảo tồn qua những năm tháng bể dâu của lịch sử. Trong Tam Tuyên Đường có pho tượng của cụ Lưu Vĩnh Phúc, trước pho tượng có ba lư hương. Giám đốc Viện bảo tàng thành phố Khâm Châu Lý Thế Xuyên cho biết, trước đây Tam Tuyên Đường vốn không đặt ba lư hương trước pho tượng của cụ, song khi tham dự hội thảo về chiến tranh Trung-Pháp do Quảng Tây tổ chức, một số học giả cấp cao Việt Nam đã thay mặt nhân dân Việt Nam thắp hương cho cụ Lưu Vĩnh Phúc để bày tỏ cảm ơn vị anh hùng này, từ đó trước pho tượng cụ đã đặt thêm ba lư hương.

"Lúc đó, các bạn Việt Nam quỳ xuống, thành tâm khấn vái. Qua đó chúng ta thấy nhân dân Việt Nam rất có tình cảm với cụ Lưu Vĩnh Phúc."

Lịch sử không bao giờ bị lãng quên. Tình hữu nghị đó đã vươn dài trong lịch sử đấu tranh cách mạng cận đại và hiện đại của hai nước Trung-Việt. Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam Hồ Chí Minh từng tôn vinh quan hệ Việt-Trung viết, "Mối tình thắm thiết Việt-Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em". Hữu nghị hòa bình luôn luôn là dòng chính của quan hệ hai nước Trung-Việt. Trong đấu tranh cách mạng lâu dài, nhân dân hai nước ủng hộ lẫn nhau, xây đắp nên tình hữu nghị nồng thắm. Phó Chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị Việt-Trung Bùi Hồng Phúc từng giữ chức Đại sứ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng chí nói, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Nam, Trung Quốc không những đã chi viện Việt Nam về quân sự, mà còn dốc sức đào tạo nhân tài cho Việt Nam. Nguyên Đại sứ Bùi Hồng Phúc nói:

"Trong thời gian kháng chiến chống pháp của Việt Nam, lúc đó tôi còn nhỏ, mười mấy tuổi thôi, lúc đó Bác Hồ và Bác Mao đã đưa chúng tôi từ Việt Nam sang Nam Ninh và Quế Lâm để học tập, lúc đó nhân dân Trung Quốc còn rất khổ, mới sau giải phóng, điều kiện sinh hoạt vật chất không được dư dật, nhưng mà cũng dành tất cả những tình cảm, điều kiện vật chất tốt nhất để mà nuôi dưỡng chúng tôi."

1 2