Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh tỉnh Hồ Nam:  Hoa nở bờ bên kia
   2009-05-18 19:33:41    cri

Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh tỉnh Hồ Nam

Đọc hai câu thơ sau đây, rồi làm bài theo yêu cầu:

"Thiên giai tiểu vũ nhuận như tô

Tảo sắc diệu khán cận khước vô" ?

Nghĩa hai câu thơ này là, trong khung cảnh mưa phùn đầu mùa xuân nhuần nhuyễn như, cỏ xuân đã bắt đầu đâm chồi nảy lộc, nhìn từ xa, một màu xanh nhạt, thế nhưng khi đến gần, chỉ thấy những cây cỏ hết sức thưa thớt, thậm chí không thấy màu xanh của cỏ, khung cảnh của câu thơ rất đẹp, bao hàm triết lý hết sức phong phú. Điều này khiến chúng ta lãnh hội ra rằng: Nếu gần với sự vật quá, đôi khi không cảm thấy nó tồn tại thật sự; muốn nắm bắt một sự vật gì đó, đôi khi phải cách xa nó; nhìn nhận đối với sự vật cũng như cảm giác thẩm mỹ của con người vậy, đều có sự liên quan với khoảng cách... Kỳ thực, trong sinh hoạt có nhiều sự vật và hiện tượng đều nằm trong khung cảnh và triết lý của hai câu thơ này, điều then chốt là sự quan sát và thể hội của bạn. Mời anh/chị căn cứ khung cảnh và triết lý thể hội được sau khi đọc hai câu thơ này, liên hệ với đời sống thực tế, viết bài văn nghị luận hoặc văn tường thuật không dưới 800 chữ.

Chú ý:

1- Tự lập chủ đề, tự ra đầu đề

2-Không được sao chép hoặc trải rộng tài liệu đã cho

3-Bài làm phải phù hợp với thể loại văn như đã yêu cầu

Bài làm:

Đề bài : Hoa nở bờ bên kia

Nhiều người nói rằng, khoảng cách sẽ sản sinh cái đẹp.

Một nhà văn thế hệ 8 X nói, mọi sự vật phải nhìn qua màn kính mới thấy đẹp mắt.

Nhà văn đồng thoại thành niên nói, tiền đề để sản sinh sự sùng bái là khoảng cách.

Người xưa hình dung vẻ đẹp của người đẹp là, "Mỹ nhân cách hoa đoan", có nghĩa là, "qua màn hoa ngắm người càng đẹp".

Khoảng cách, là thứ thần kỳ gì mà có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu như vậy? Cách dòng chảy của thời gian và không gian, vì sao ta ngắm bờ bên kia lại muôn màu ngàn tía, lại cây vàng lá ngọc, lại tươi trẻ mông lung?

Tôi muốn nói rằng, có lẽ khoảng cách chính là cây đèn thần, hoặc là câu thần chú "Vừng ơi, mở cửa ra", đã mở ra biết bao đồng thoại và những thứ tốt đẹp.

Những thứ tốt đẹp này xưa nay đều có, như câu "Kiêm hà thương thương, bạch lộ vi sương. Sở vị doãn nhân, tại thủy nhất phương." Của bài "Kiêm Hà" trong "Thư Kinh". Có nghĩa là "Rừng lau bạt ngàn, sương giáng trắng tinh. Người đẹp kia đó, bên bờ sông kia". Người con gái xinh đẹp đứng bên bờ cát, dòng nước bạc tình ngăn cách tình yêu đôi lứa, đã để lại khung cảnh nên tình nên thơ, đã xóa đi sự đáng tiếc vì không có khoảng cách. Những bức tranh thủy mặc non nước thời cổ, đều dành ra một số khoảng trống, hoặc kéo xa khoảng cách tầm mắt với phong cảnh non nước, khiến ta cảm thấy núi non mông lung, nước chảy thông thoáng, cảm giác trong tầm mắt "Sơn thị mi phong tụ, thuỷ thị nhãn ba hoành", có nghĩa là "dòng sông xanh biếc, như ánh mắt người đẹp, núi xanh chập chùng, như cặp mày người đẹp." Có lẽ sự thật không phải như vậy, núi rất có thể đã bị người qua kẻ lại chà đạp, thương tích đầy mình đã bị tróc lở; có thể nước chảy đã bị khô cạn, chỉ còn lại những vũng bùn nhầy nhụa, cho dù thế nào đi nữa, thì khoảng cách đã mang lại cho chúng ta tầm nhìn "thanh, tịnh, hòa, tĩnh".

Trong sự giao tiếp giữa con người với nhau, khoảng cách sẽ khiến quan hệ càng tốt hơn. Nhà văn Tịch Mộ Dung nói, Tình bạn như hương hoa, mùi thơm nhạt một chút thì tốt hơn, hương thơm càng nhạt thì càng bền lâu, càng nhạt thì khiến người ta càng lưu luyến. Câu nói này rất hợp với câu danh ngôn thời cổ : Quân tử chi giao đạm như thủy. Khoảng cách hai bên xa đôi chút, mới có thể không nhìn thấy những khiếm khuyết nhỏ nhặt vốn nên bỏ qua của đối phương, như triết lý trong câu truyện ngụ ngôn "Hào trư thủ noãn" tức chỉ có thể giữ cự ly một cách vừa phải, mới có thể vừa sưởi ấm được lại không phương hại đến đối phương.

Tôi rất thích bài từ "Thủy điệu đầu ca- Minh nguyệt kỷ thời hữu" của Tô Thức, thật là siêu nhiên và vượt phạm trù giới hạn của hiện thực. Lý tưởng nhân sinh của tôi như câu trong bức thư của người bạn thân gửi cho tôi viết rằng: Trong quá trình vào đời phải có giấc mơ chào đời trước. Hòa nhập vào nhân tình thế thái nhưng phải siêu nhiên phàm tục, rất có thể sống một cách đạm bạc đó là ăn cơm, viết thư, học hành, chuyện phiếm v v ... song biết ngăn dòng sông tâm hồn thành một khoảng cách vừa phải, ở bờ bên này làm giấc mơ đẹp "Độc tiêu ngạo thế giai thùy ẩn, nhất dạng hoa khai vi để từ?" có nghĩa là: Ngươi cô đơn ngạo mình vì ai, sao muộn không nở cùng hoa khác? Hoa mùa xuân bên bờ này đang nở rộ, ta cùng đi ngắm hoa bên bờ ruộng.

Lời bình: Những bài văn khác nhau thường mang lại cho chúng ta những cảm giác khác nhau. Thoạt đầu đọc bài văn cho ta cảm giác hơi bình thường, thậm chí cảm thấy nỗi buồn man mác. Đúng đấy, câu mở đầu của bài văn không ngay ngắn cho lắm, cũng không triết lý sâu xa gì; phần kết cũng không có sự đối chiếu khéo léo, tư tưởng không được thăng hoa. Nhưng khi đọc lần nữa, bạn sẽ thấy trong lòng sóng dâng dạt dào, cảm nhận toát ra tự đáy lòng. Thì ra, sau những câu vụn vặt bình thường, như đón nhận ánh bình mình rạng rỡ chân trời, bài văn xem như mộc mạc, lại như tách cà phê hương thơm toả ra xung quanh, khiến lòng người ngây ngất.

Làm văn thường có ba trường hợp: Một là không biết sử dụng kỹ xảo, hai là sành về sử dụng kỹ xảo, ba là không sử dụng kỹ xảo khi làm bài. Đúng vậy, người giỏi làm văn thường là sử dụng kỹ xảo một cách không để lại vết tích, bài văn này nằm trong trường hợp thứ ba, tức sử dụng kỹ xảo thứ ba. Ngôn ngữ trong bài văn xem như không cần phải suy nghĩ, viết cái ra ngay, nhưng thực ra lại rất công phu. Câu "khoảng cách chính là cây đèn thần, hoặc là câu thần chú 'Vừng ơi, mở cửa ra' ", có quan điểm rõ ràng, lý thú. Giải nghĩa cho bài thơ "Khiêm Hà", bằng khung cảnh bức tranh sinh động, cô đọng sáng sủa; dẫn câu văn của nhà văn Tịch Mộ Dung, thật như hương hoa thoang thoảng xung quanh; cuối cùng kết thúc bằng khung cảnh nhân sinh siêu nhiên của nhà thơ Tô Thức, đã dựng lên tấm bia tư tưởng bằng câu "ta cùng ngắm hoa bên bờ ruộng". Kết cấu bài văn không cần phải gọt giũa, nhưng lại hình thành một cách rất tự nhiên.

Ngọc Ánh: Các bạn có nhận xét như thế nào cho bài văn này , hoan nghênh viết thư cho Ngọc Ánh. Xin cảm ơn các bạn. Mời các bạn tiếp tục viết thư điện tử cập nhật theo E-mail vie@cri.com.cn cho Ngọc Ánh, hoặc mời các bạn gửi qua bưu điện quốc tế theo địa chỉ: CRI- 12 Hộp thư Ngọc Ánh Ban tiếng Việt Nam Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, hoặc gửi thẳng đến Phòng Văn hoá Đại sứ quán Trung Quốc 46 phố Hoàng Diệu Hà Nội chuyển Hộp thư Ngọc Ánh.


1 2