Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh tỉnh Tứ Xuyên
   2009-05-11 18:46:23    cri

Theo yêu cầu của nhiều bạn học sinh cuối cấp, sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu tiếp bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Trung Quốc trong mùa thi tuyển năm 2008.

Bài văn đạt điểm tối đa của  thí sinh tỉnh Tứ Xuyên.

Đề bài: Làm bài theo đầu đề hai chữ "Kiên cường ", bài văn phải trên 800 chữ. Tự xác định chủ đề, tự lựa chọn thể loại. Nội dung bài làm phải xoay quanh đầu đề đã cho.

Đề bài:  Hai anh em tại khu vực động đất

Bao giờ cũng vậy tháng 5 là mùa ướt át làm sao. Ánh nắng đầu mùa hè đặc biệt chói cả mắt, bầu không khí của

Tứ Xuyên sau trận động đất mạnh trở nên ngột ngạt oi ả làm sao. Cát bụi dày đặc bay đầy trời rồi bay xoáy giữa khe núi, ánh nắng xuyên qua nhiều tầng mây rọi xuống mảnh đất này.

Dưới chân núi, trên đường quốc lộ, một em bé trai 13 tuổi cõng đứa em gái mới lên hai, đang sải bước đi chắc nịch trên mặt đường lồi lõm sau động đất. Hai anh em cát bụi đầy mình, đôi giầy nhựa đã đi mòn dính đầy bùn đất, cho mọi người biết rằng: Hai anh em đã đi bộ từ trong khu vực bị động đất xa xôi ra đến khu vực an toàn này.

Qua màn truyền hình tôi được biết, hai anh em đã được sống sót sau thảm họa động đất phũ phàng này. Ngôi nhà của hai anh em bé nhỏ này ở mãi một làng xa xôi hẻo lánh, cha mẹ của hai anh em đã bị nạn, nhà cửa đã bị sập đổ hết cả. Anh trai nhỏ cõng đứa em gái nhỏ của mình, đi bộ suốt ba ngày đêm mới ra đến đường quốc lộ.

Trên màn hình, ống kính quay gần sát mặt hai anh em. Sắc mặt người anh trai xanh xao, nhưng ánh mắt lại rất cương nghị, trông như ánh đèn lấp lánh trong màn đêm. Đứa em gái nhỏ bé đang uống nước trên lưng người anh một cách tự nhiên, trên mặt rất bình thản và hiếu kỳ.

Phóng viên hỏi: "Cháu định cõng em gái đi đâu?"

Em bé trai trả lời rằng: "Cháu sẽ cõng em cháu đến nơi an toàn." Câu trả lời của em sao mà kiên định và không một chút nghi ngờ gì cả.

Có lẽ, đứa em gái từng hỏi anh nó: "Anh ơi, chúng mình đi đâu?"

Trong suốt ba ngày qua, không biết anh trai đã an ủi nó bao nhiêu lần. Dư chấn không ngừng xảy ra, núi đồi bị xạt lở, đường xá bị sập lún, cát bụi bay đầy trời, dưới lòng đất thỉnh thoảng lại vọng lên tiếng u u một cách rùng rợn, không biết người anh trai đã phải trăm phương nghìn kế như thế nào để an ủi em gái cho nó không sợ hãi; cũng không biết người anh trai đã áp dụng biện pháp gì để dỗ dành em gái cho khỏi nhớ cha mẹ; Đi trên đường núi suốt ba ngày đêm, người anh trai nhỏ bé 13 tuổi này đã phải chịu biết bao khó nhọc để tìm miếng ăn nước uống mà ngày thường xem như rất đơn giản.

Chính vì trong lòng nuôi niềm tin "phải cõng em gái đến nơi an toàn", mới khiến người anh trai nhỏ bé này trở nên kiên cường; chính vì có anh trai kiên cường như vậy, mới đảm bảo cho đứa em gái mới hai tuổi đến lúc này đây vẫn vô ưu vô sầu.

Nhìn hình ảnh của hai anh em trên màn hình, tôi chợt nghĩ đến bài thơ "Trúc Thạch" của ông Trịnh Bản Kiều, nhà văn, nhà thư họa nổi tíêng thời nhà Thanh:

Bám chặt non xanh không buông rời

Rễ trúc bén sâu vào kẽ đá

Trăm xô ngàn đẩy vẫn kiên gan

Mặc gió thổi đông bắc tây nam

Những giọt nước mắt long lanh đã chảy xuống gò má tôi, tôi cảm thấy người anh trai bé nhỏ này thật kiên gan như cây trúc bám chặt vào núi xanh không buông lỏng.

Hai anh em rất bình thường này đã phải đương đầu với số phận rất không bình thường. Số người anh trai đã buộc phải đam đương trách nhiệm vốn không phải thuộc tấm thân với đôi bờ vai non yếu của mình. Hình ảnh hai anh em nhỏ bé này tại khu vực bị động đất luôn luôn hiện lên trong đầu óc tôi, hình ảnh kiên cường của người anh trai bé nhỏ này luôn động viên mọi người, bất kể gặp phải khó khăn và trắc trở thế nào đi nữa, cũng phải cố gắng ngoan cường vượt qua. Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng nói: Nhà cửa sập đổ rồi có thể xây mới lại, đường xá bị sụt lở rồi có để làm lại, chỉ cần con người vẫn còn thì hết thảy sẽ tốt trở lên.

Có một danh ngôn cổ rất hay : "Trời giáng trọng trách đến con người như vậy, trước hết nhất định phải khiến nội tâm người đó đau khổ, khiến gân cốt người đó mệt mỏi, khiến người đó phải trải qua đói khát, da thịt gầy dộc, trải qua cái khổ của nghèo nàn, làm việc gì cũng rối loạn, luôn không được như ý, sau khi trải qua tất cả những thứ đó rồi, mới khiến người đó có đức tính vững vàng, tăng thêm tài năng mà trước đây vốn không có." Hai anh em nhỏ tại vùng bị động đất đã trải qua gian khó như vậy, tin rằng sau này họ sẽ cùng với thế hệ cùng lứa, trở thành trụ cột của đất nước.

Xin chúc cho hai anh em nhỏ bé này thượng lộ bình an, cũng xin chúc cho tất cả những người sống sót trong trận động đất này cũng thượng lộ bình an.

Lời bình: Đây là câu chuyện có thật rung động lòng người biết bao. Hai anh em nhỏ bé, trước thảm họa to lớn quê nhà bị đổ nát, người thân bị gặp nạn, nhưng họ không khóc than, không ngã gục, họ đã lựa chọn kiên cường, dũng cảm đối mặt với thảm họa. Người anh trai mới 13 tuổi đã cõng trên lưng đứa em gái mới lên hai, trên mình đầy cát bụi, đôi giày nhựa đã bị đi mòn, sải những bước đi chắc nịch từ khu vực bị động đất xa sôi trên nẻo đường lồi lõm gồ ghề, và rồi hai anh em đã đến với trước mặt chúng ta. Tuy sắc mặt đã tái nhợt, nhưng lại không thấy nét thương đau, không một giọt nước mắt, trong ánh mắt luôn luôn toát nên sự kiên nghị. Đó chính là kiên cường, khiến mọi người phải kính phục, khiến lòng người phải rung động.

Vậy, kiên cường là gì? Đó là trước thảm họa nghiêm trọng của trận động đất mạnh, hai anh em đã thể hiện lòng kiên gan dũng cảm, bình tĩnh thản nhiên, đó chính là kiên cường; Người anh trai đã "gánh lấy trách nhiệm vốn không thuộc về nó bằng đôi bờ vai non nớt" của mình, đó chính là kiên cường. Hai anh em này chính là hóa thân của hình ảnh kiên cường không hề khuất phục và dũng cảm lạc quan trước thảm họa. Bài văn viết theo đầu đề như vậy, không chấm điểm cao sao đành?

Mở đầu bài văn mô tả bối cảnh, sau đó xây dựnh hình ảnh nhân vật có xương có thịt một cách sinh động bằng thủ pháp tường thuật, phác họa và đối thoại. Đặc biệt là đoạn thứ ba đếm ngược đã trình bày liên tưởng, khiến dòng văn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, đã trải rộng chủ đề và sâu sắc tôn chỉ bài văn một cách mạnh lạc.

1 2 3