Định nghĩa về Tản văn
Để đáp ứng yêu cầu của các bạn yêu văn học Việt Nam, ngoài giới thiệu những bài văn đạt điểm tối đa trong mùa thi tuyển sinh ra, Ngọc Ánh còn giới thiệu bài tản văn của một số nhà văn hiện đại nổi tiếng Trung Quốc. Thế nhưng Tản văn thuộc thể loại gì? Có lẽ nhiều bạn cũng có sự thắc mắc đối với vấn đề này. Như bạn Nguyễn Văn Hùng E-mail hiepkhachtinhban2008@...viết: Cô Ngọc Ánh thân mến, cháu rất thích nghe cô đọc tản văn, vậy mong cô cho biết tản văn thuộc thể loại văn học nào?
Ngọc Ánh: Bạn Văn Hùng thân mến, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về tản văn để Ngọc Ánh tra cứu và tìm hiểu. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu để các bạn tham khảo.
Tản văn là một thể loại văn học ngoài tiểu thuyết, thơ ca, kịch bản sân khấu ra, không có vần điệu, bao gồm tạp văn, tùy bút, hồi ký, ký truyện, báo cáo văn học vv.. Tản văn có hai cách hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì hình thức của tản văn tản mạn rời rạc, chủ yếu là bày tỏ tâm tư và tình cảm, hoặc miêu tả cảnh vật, hoặc nói về triết lý.
Ngoài ra tản văn còn có nghĩa hẹp là: Tản văn mang hình thức văn học nghệ thuật, đề tài rộng lớn đa rạng, lối viết linh hoạt, bài viết không dài, chan chứa tình cảm. Tản văn có ba chức năng đó là văn ký tự, văn miêu tả và kể chuyện, văn nghị luận và văn trữ tình. Trên đây là định nghĩa về tản văn của Trung Quốc, còn Việt Nam cũng có định nghĩa cho tản văn, đại khái cũng như định nghĩa về tản văn Trung Quốc nhưng có phần cụ thể và chi tiết hơn.
Đó là: Tản văn là một trong các thể loại văn học. Theo sự phát triển của văn học, ý nghĩa và phạm vi của tản văn ngày càng phổ biến không ngừng. Tản văn hiện đại các tác phẩm ngoài thể loại như thơ, ca, kịch, tiểu thuyết v v .. ra, bao gồm tạp văn, tuỳ bút, truyền ký, du lịch ký, những chuyện kể tai nghe mắt thấy, hồi ký, báo cáo văn học v v ... gọi là tản văn vì thể loại văn học này có tính đa dạng, đề tài rộng rãi, phong phú, không bị hạn chế của thời gian và không gian. Cách viết không câu nệ, có thể trần thuật lại diễn biến của sự việc, cũng có thể miêu tả hình tượng nhân vật, có thể mượn vật gửi gắm tình cảm, phát biểu quan điểm; hơn nữa tác giả còn có thể dựa vào nội dung cần viết mà tự do điều chỉnh, biến hoá tùy ý.
Đặc đểm của tản văn là:
Mang ý nghĩa sâu sắc thâm thúy, giàu tính trữ tình, cảm xúc chân thành...
Ngôn ngữ đẹp đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích
Thể hiện cảm nhận của tác giả về cuộc sống xung quanh v v ...
Không hiểu những bài tản văn Ngọc Ánh từng giới thiệu có cho các bạn cảm nhận như vậy không nhỉ?
Hiện nay vấn đề giáo dục đang ngày càng được các giới trong xã hội quan tâm, trong Chương trình văn nghệ cuối tuần phát vào ngày 20 và 21 tháng 4, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn bài tản văn "Gió xuân gieo mưa"của bà La Lan nhà văn nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc mà nhiều bạn thính giả đã rất đỗi quen thuộc bởi những bài tản văn của bà mà Ng̣ọc Ánh từng giới thiệu qua Chương trình văn nghệ cuối tuần, hoan nghênh các bạn đến lúc đó đón nghe. 1 2 |