Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Bắc Kinh;Về Tết Thanh minh TQ
   2009-04-06 20:24:42    cri

Nghe Online

Khai bút: Như Ngọc Ánh đã dự báo vào tuần trước, để đáp ứng yêu cầu của nhiều bạn thính giả yêu văn học, nhất là các bạn học sinh cuối cấp đang chuẩn bị bước vào mùa tuyển sinh năm nay, bắt đầu từ Hộp Thư tuần này, Ngọc Ánh xin lần lượt phiên dịch và giới thiệu với các bạn một số bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Trung Quốc trong mùa tuyển sinh năm 2008. Trong Hộp thư kỳ này, Ngọc Ánh xin giới thiệu bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh thành phố Bắc Kinh.

Đề bài: Trên lớp học thầy giáo nói: "Hôm nay, chúng ta cùng làm một thí nghiệm nhé." Sau đó, thầy lấy ra một chiếc bình thủy tinh cổ rộng đựng đầy đá sỏi đặt lên bục giảng, hỏi cả lớp: "Chiếc bình đã đầy chưa?" Cả lớp đều đồng thanh: "Đầy rồi." "Thật không?" Thầy lại mang ra một thùng cát, rồi từ từ giắc cát vào những khe trong chiếc bình đã đựng đầy đá sỏi, thầy lại hỏi: "Đã đầy chưa?" Các em học sinh còn đang ngẫm nghĩ. Thầy lại lấy một ấm nước rót vào cho đến khi nước ngập miệng bình. Thầy hỏi: " Thí nghiệm này nói lên điều gì?" Cả lớp nhộn nhịp hẳn lên. Một em học sinh nói: "Rất nhiều việc xem như đã đến giới hạn, nhưng thực ra còn rất nhiều không gian." Một học sinh khác nói: "Thứ tự cũng rất quan trọng, nếu bỏ cát vào trước, thì thể nào cũng không bỏ được nhiều sỏi đá như vậy". Một học sinh nói: "Đúng vậy, phải bỏ sỏi đá vào trước. Những thứ nặng phải được ưu tiên trước." Một học sinh nói: "Cũng không hẳn thế, chẳng lẽ bỏ cát và nước vào bình trước thì nhất định không được hay sao?"

... Làm bài theo tài liệu đã cho, mở rộng liên tưởng, tự xác định góc độ mà làm bài. Tự đặt đề bài, ngoài thơ ca ra có thể tự lựa chọn thể loại văn. Bài làm phải trên 800 chữ.

Bài làm đạt điểm tối đa của thí sinh Bắc Kinh

Đề bài: Vượt lên giới hạn

Mạnh Tử nói: "Trời giáng trọng trách đến con người như vậy, trước hết nhất định phải khiến nội tâm người đó đau khổ, khiến gân cốt người đó mệt mỏi, khiến người đó phải trải qua đói khát, da thịt gầy dộc, trải qua cái khổ của nghèo nàn, làm việc gì cũng rối loạn, luôn không được như ý, sau khi trải qua tất cả những thứ đó rồi, mới khiến người đó có đức tính vững vàng, tăng thêm tài năng mà trước đây vốn không có." Qua đó có thể thấy, muốn làm nên sự nghiệp lớn, thì phải can đảm vượt lên giới hạn.

Helen Keller được nhà văn nổi tiếng Mỹ Mark Twain mệnh danh là một trong hai người vĩ đại nhất của thế kỷ 19. Thời thơ ấu, Helen Keller đã bị khiếm thị và khiếm thính sau một cơn bệnh nặng, song chị không cúi đầu trước vận mệnh, mà đã thách thức với giới hạn của vận mệnh. Chị đã học nhiều thứ tiếng, như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh, cuối cùng thi đỗ vào trường đại học Ha-vớt với thành tích xuất sắc. Bằng sự từng trải của mình, chị đã minh chứng với chúng ta là, phải dám vượt lên gian nan trắc trở của sự sống,vượt mọi chông gai mới có thể mở ra con đường của chính mình.

"Bảo kiếm sắc bén qua mài giũa, hoa mai thơm ngát từ giá lạnh". Trong hoàn cảnh càng gian khó, thì càng thôi thúc con người phát huy tiềm năng của mình, có thể vượt lên giới hạn xem như không thể chinh phục được. Cuộc trường chinh của Hồng Quân Trung Quốc, ngày nay đã được coi là kỳ tích trên thế giới, trên chặng đường 2vạn 5000 dặm dài dằng dặc, các chiến sĩ Hồng quân đã phải chịu cảnh cô đơn "phong hỏa liên tam nguyệt, gia thư để vạn kim", đã phải ứng đối với thách thức giới hạn của lòng trung hiếu; Leo núi tuyết, vượt đồng cỏ, đói rét khổ cực, các chiến sĩ Hồng quân đã phải chịu thách thức của giới hạn sinh lý cơ thể con người, vì giải phóng dân tộc thoát khỏi thảm họa nặng nề. Chính tinh thần vượt lên của cuộc Trường Chinh đã thôi thúc chúng ta không ngừng vươn lên và tiến bộ.

Trận động đất mạnh Văn Xuyên Tứ Xuyên vừa qua lại mang đến chúng ta biết bao sự suy ngẫm đối với giới hạn của sự sống. Câu nói của Thủ tướng Ôn Gia Bảo khiến chúng ta khó quên nhất, đó là: "Dù chỉ còn một tia hy vọng, chúng ta cũng quyết không từ bỏ." Các chiến sĩ cảnh sát vũ trang đã bất chấp hiểm nguy, lao vào đống đổ nát để cứu những tính mạng còn sống sót trước dư chấn sẽ xảy ra vào bất cứ lúc nào, đã thể hiện lòng trung thành vô hạn đối với sứ mệnh cao cả và tính mạng nhân dân; các y bác sĩ đã bất chấp ngày đêm cấp cứu các nạn nhân, họ đã giải thích trên mức độ lớn nhất về nội hàm của câu "cấp cứu sinh mệnh"; Chúng ta thường hay nói tình thương của người mẹ bao la vĩ đại, hình ảnh người mẹ che chở cho đứa con bằng thân thể của mình trong trận động đất, đã một lần nữa giải thích cho giới hạn tình thương bao la của người mẹ là như thế nào? Đó chính là tình thương đã đột phá giới hạn; sau khi đã trải qua giới hạn sự sống của sinh mệnh 72 tiếng đồng hồ, vẫn có nhiều nạn nhân đã được cứu sống từ trong đống đổ nát, đây không những là kỳ tích của sự sống, lại càng là sự vượt lên ngoan cường của giới hạn giữa cái sống và cái chết. Thử nghĩ mà xem, loài người ngay cả giới hạn của cái sống và cái chết cũng có thể vượt qua, thì chúng ta còn có "giới hạn" nào mà không thể vượt qua được?

?Kỷ lục Guinness, có thể nói là sự thử thách đối với giới hạn. Song, theo đà thời gian, kỷ lục Guinness đã không ngừng bị phá vỡ và đổi mới, qua đó có thể thấy, giới hạn chẳng qua chỉ là mặt chữ có hiệu quả trong thời gian nhất định. Như cuộc thí nghiệm trên lớp vậy, chiếc bình trông như đã chứa đầy đá sỏi, nhưng lại có thể đựng thêm "đầy" cát, thậm chí có thể đựng thêm "đầy" nước. Rất tán thành với quan điểm của bạn học sinh đó là "Nhiều sự việc xem như đã lên tới mức giới hạn, nhưng thực ra vẫn còn rất nhiều khoảng trống."

Có thể hiện nay chúng ta vẫn chưa có can đảm để "hiến dâng tính mạng cho đất nước, coi thường cái chết," vẫn chưa có "Trên đời xưa nay ai không chết, trái tim rực cháy rọi sử xanh", chưa có trí tuệ "trần gian vẩn đục chỉ ta trong, mọi người đều say riêng ta tỉnh", thế nhưng chỉ cần trái tim chúng ta có lý tưởng, có can đảm, có nghị lực, thì nhất định có thể vượt lên giới hạn của bản thân, có khả năng tạo nên hết thảy.

Lời bình: Đây là một bài văn nghị luận, thí sinh đã đưa vào bài làm của mình tài liệu cho sẵn, nhưng lại không câu nệ với tài liệu, mà đã đặt trung tâm luận đề là "vượt lên giới hạn", thể hiện đặc điểm làm văn theo thể loại tài liệu cho trước.

Điểm sáng nhất của bài văn này là xoay quanh trung tâm luận đề, đã lựa chọn một nhóm luận cứ để luận chứng quan điểm của mình, những luận cứ đó có danh ngôn của danh nhân, có sự tích của danh nhân, còn có sự tích Hồng quân và sự tích của những nạn nhân trong trận động đất lớn Văn xuyên Tứ Xuyên, đưa ra việc kỷ lục Guinness không ngừng bị phá vỡ đổi mới, qua đó có thể thấy tài liệu bài văn rất phong phú, rất có tính thuyết phục. Đã minh chứng cho quan điểm "Rất nhiều sự việc xem như đã lên tới giới hạn, thực ra vẫn còn rất nhiều khoảng trống" để vượt lên giới hạn.

Sau khi đọc bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Bắc Kinh trong mùa tuyển sinh năm 2008 Trung Quốc và lời bình của bài văn này có cảm nhận và nhận xét gì? Hoan nghênh viết thư cho Ngọc Ánh biết. Vào kỳ Hộp thư tuần sau, Ngọc Ánh sẽ giới thiệu bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Thượng Hải với đề bài là "Họ", hoan nghênh các bạn đón nghe.

1 2