Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Uỷ viên Chính Hiệp Trung Quốc Dương Viêm Bình với 2 đề án
   2009-03-12 14:57:02    cri

Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc được triệu tập vào tháng 3 hàng năm là con đường chính để các Ủy viên Chính Hiệp đến từ các nơi trong toàn quốc tham gia vào công việc của nhà nước, truyền đạt những ý kiến và yêu cầu của người dân. Hàng năm vào dịp này các Ủy viên Chính Hiệp đến từ các nơi Trung Quốc đệ trình lên Hội nghị những đề án mà các Ủy viên đã thông qua điều tra và nghiên cứu kỹ lưỡng. Những đề án này sau khi xem xét và lập đề án, rồi giao cho cơ quan hữu quan. Sau khi được bầu làm Ủy viên Chính Hiệp toàn quốc, là Chủ tịch Hội Liên hiệp Công thương tỉnh Vân Nam bà Bình luôn suy nghĩ nên đệ trình đề án gì lên kỳ họp thứ nhất Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc. Nghĩ đi nghĩ lại, bà nghĩ đến kiến nghị của các doanh nghiệp hội viên Hội Liên hiệp Công Thương từng nhiều lần nêu ra với bà, mong trong những giao dịch bình thường thanh toán bằng đồng nhân dân tệ cũng có thể được hoàn thuế xuất khẩu, để nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng Trung Quốc. Thế là bà bắt đầu những điều tra nghiên cứu hữu quan. Bà cho phóng viên biết:

"Về đề án này tôi đã đi sâu điều tra nghiên cứu một số vấn đề, nếu như doanh nghiệp không được dùng nhân dân tệ để thanh toán và không được hoàn thuế, thì trong quá trình này, giá thành khi chuyển đổi ngoại tệ sẽ tổn thất ít nhất là từ 20 đến 30%.

Trong quá trình điều tra nghiên cứu, bà Bình phát hiện, các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng đã trở thành đối tác hợp tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của tỉnh Vân Nam, đồng nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền chủ yếu để Vân Nam và các nước lân cận thanh toán trong khi giao dịch biên mậu và đầu tư lẫn nhau. Chẳng hạn như Việt Nam, có đến 90% kim ngạch thương mại giữa Vân Nam với Việt Nam là được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, tại ngân hàng Thương mại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam, hàng ngày đều có thông báo tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ với đồng Việt Nam. Đồng nhân dân tệ không những ở Việt Nam, Lào, Mi-an-ma v.v có tín nhiệm và giá trị cao, hầu như đã trở thành đồng tiền lưu thông chủ yếu có vị thế ngang với đồng nội tệ của các nước này. Bà nói:

Các nước ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, rất quen thuộc trong việc sử dụng đồng nhân dân tệ, qua kinh nghiệm của chúng tôi đối với mậu dịch biên giới trong những năm qua, thì thực ra từ lâu các doanh nhân đã thanh toán bằng Nhân dân tệ, bởi vì sự phát triển trong những năm gần đây của Trung Quốc và thực lực kinh tế của Trung Quốc tăng lên, nên sự tín nhiệm đối với đồng Nhân dân tệ của các nước xung quanh rất cao, khi thanh toán trong những giao dịch bình thường, bạn hàng thường đề nghị thanh toán bằng đồng nhân dân tệ."

Xét từ nhiều mặt, bà Bình cho rằng thời cơ áp dụng chính sách thanh toán tiền bằng đồng nhân dân tệ và hoàn thuế nhập khẩu trong các giao dịch bình thường giữa tỉnh Vân Nam với các nước Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng đã chín muồi. Sau khi phân tích kỹ lưỡng, bà Bình đã đệ trình đề án này lên kỳ họp hàng năm lần thứ nhất Chính Hiệp Trung Quốc khóa 11 triệu tập tháng 3 năm 2008.

Bà Bình thực sự không thể ngờ rằng đề án của mình đã được phúc đáp nhanh như vậy. Bà nói, điều này đã thể hiện việc Chính phủ Trung Quốc coi trọng kiến nghị của các Ủy viên Chính Hiệp. Bà cho phóng viên biết:

"Chúng tôi thông qua các đề án của Chính Hiệp để tham gia vào công việc của nhà nước. Nhà nước rất coi trọng đã tổ chức nhóm công tác của các Bộ và Ủy ban đến tận nơi tìm hiểu tình hình, qua đó có thể thấy đề án đã phát huy tác dụng và tháng 10 năm 2008 đã phê chuẩn đề án của tôi, đồng thời ngay năm đó đã thu được hiệu quả, đã có ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội, mà còn thể hiện rõ ràng tác dụng của Ủy viên Chính Hiệp tham gia vào công việc nhà nước, hiến mưu hiến kế cho đất nước."

1 2 3