Ngoài công tác sáng tác tác phẩm hội họa trong lọ ra, khai thác nội hàm văn hóa của nghệ thuật hội họa trong lọ của Hoành Thủy cũng là một công tác chính của anh Vương Tự Dũng. Năm 1997, anh Vương Tự Dũng đứng tên cha anh xin đăng ký thành lập "Công ty Nghệ thuật hội họa trong lọ Tập Tam, Hoành Thủy". Sau khi công ty thành lập, anh Vương Tự Dũng bắt đầu khai thác thị trường quà tặng của nghệ thuật hội họa trong lọ, truyền bá giá trị nghệ thuật hội họa trong lọ. Anh nói:
"Cùng với mức sống nhân dân từng bước nâng cao, yêu cầu và trình độ thưởng thức nghệ thuật của người dân cũng không ngừng nâng cao. Nghệ nhân chúng tôi sử dụng nghệ thuật hội họa trong lọ để làm phong phú thêm nội hàm cuộc sống của người dân, khiến văn hóa truyền thống kết hợp với quan niệm đời sống của người dân, kết hợp với đồ trang trí, nghệ thuật này mới tràn đầy sức sống."
Suốt cuộc đời, ông Vương Tập Tam sáng tác hơn 2000 tác phẩm nghệ thuật hội họa trong lọ xuất sắc, nhưng chỉ cung cấp cho số ít thị trường tác phẩm nghệ thuật cao cấp, tuyệt đại đa số người hoàn toàn không có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu nghệ thuật hội họa trong lọ. Để nghệ thuật truyền tải văn hóa truyền thống xuất sắc này tiếp xúc với người dân bình thường, là mục tiêu phấn đấu của anh Vương Tự Dũng.
Một lần, anh Vương Tự Dũng đi Hàng Châu công tác, phát hiện phương pháp tiếp thị bán tơ lụa và chăn tơ tằm của người Hàng Châu rất thú vị, độc đáo. Họ chia nơi bán hàng thành sảnh biểu diễn, sảnh triển lãm và sảnh bán hàng, khách hàng có thể tham quan toàn bộ công đoạn, nhiều khách hàng vì nảy sinh hứng thú mà quyết định mua hàng. Điều này đã gợi ý anh Vương Tự Dũng, năm 2003 anh thành lập "Nhà bảo tàng Nghệ thuật hội họa trong lọ Tập Tam", giới thiệu lịch sử và tài nghệ hội họa ở trong lọ.
Nhà bảo tàng Nghệ thuật hội họa trong lọ Tập Tam có ba tầng, tầng một chủ yếu trưng bày và bán tác phẩm hội họa ở trong lọ, đặt 2 bàn làm việc ở chỗ gần cửa, nghệ nhân vẽ tranh tại chỗ, khách hàng có thể tìm hiểu toàn bộ công đoạn nghệ thuật hội họa trong lọ. Tầng hai là nhà triển lãm về quê hương nghệ thuật hội họa ở trong lọ, giới thiệu tường tận lịch sử của thuốc lá hít, bối cảnh ra đời của lọ đựng thuốc lá hít, quá trình lọ đựng thuốc lá hít từ đồ dùng thực tế chuyển biến thành đồ cất giữ v.v. Tầng ba là một số phòng trưng bày, triển lãm văn hóa mang tính công ích toàn bộ miễn phí tham quan.
Sau khi Nhà bảo tàng mở cửa, hàng ngày đều có rất nhiều chuyên gia sưu tầm đến tham quan, đóng góp nhiều ý kiến và kiến nghị quý báu.
Trong mấy năm qua, anh Vương Tự Dũng đã khai thác hơn 50 sản phẩm nghệ thuật hội họa trong lọ, hình thành một ngành công nghiệp văn hóa mới. Hiện nay, ở Hoành Thủy, có hơn 8000 người đang làm nghề này, mỗi năm thực hiện giá trị sản phẩm gần 1 tỷ nhân dân tệ. Nghệ thuật hội họa ở trong lọ của Hoành Thủy - di sản văn hóa phi vật thể đã được kế thừa và bảo tồn trong quá trình khai thác thị trường. 1 2 |