Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nghệ thuật hội họa trong lọ của Hoành Thủy
   2009-10-21 16:40:53    CRIonline

Nghệ thuật hội họa trong lọ là một hình thức nghệ thuật truyền thống chỉ có ở Trung Quốc, dùng bút có ngòi nhọn đặc biệt để vẽ tranh ở mặt trong của chiếc lọ đựng thuốc lá hít, nội dung tranh vẽ bao gồm các đề tài như nhân vật, non nước, hoa, chim, thư pháp v.v. Lọ đựng thuốc lá hít làm bằng thủy tinh, pha-lê hoặc hổ phách, nhìn từ bên ngoài lọ đựng thuốc lá hít, tranh vẽ bên trong có đường nét rất đẹp, màu sắc rực rỡ. Thành phố Hoành Thủy tỉnh Hà Bắc ở miền bắc Trung Quốc được Bộ Văn hóa Trung Quốc tôn vinh là "quê hương nghệ thuật hội họa trong lọ Trung Quốc", năm 2006, nghệ thuật hội họa trong lọ của Hoành Thủy được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt đầu, ông Vương Tập Tam, người sáng lập trường phái nghệ thuật hội họa trong lọ của Hoành Thủy cũng được công nhận là người kế thừa di sản này.

Anh Vương Tự Dũng là con trai của ông Vương Tập Tam. Năm 15 tuổi, anh Vương Tự Dũng lần đầu tiên trông thấy người nước ngoài, một cụ già Mỹ, đã bỏ ra 120 nghìn đô-la Mỹ mua một bộ lọ đựng thuốc lá hít với tranh vẽ hình ảnh hoàng đế và hoàng hậu đời Thanh do cha anh là ông Vương Tập Tam sáng tác. Cụ già người Mỹ này đặc biệt đến Hoành Thủy thăm ông Vương Tập Tam. Từ đó trở đi, anh Vương Tự Dũng nhận thức được giá trị của nghệ thuật hội họa trong lọ, trong con mắt của anh, cha anh giống như lọ đựng thuốc lá hít, vừa gần vừa xa, vừa quen vừa lạ, vừa thần bí vừa có giá...

Nghệ thuật hội họa trong lọ đựng thuốc lá hít của Trung Quốc ra đời vào thời kỳ vua Càn Long đời Thanh. Nghệ thuật hội họa trong lọ chia thành bốn trường phái là: trường phái Bắc Kinh, trường phái Hà Bắc, trường phái Sơn Đông và trường phái Quảng Đông. Khi nghệ thuật hội họa trong lọ mới nổi lên, chủ yếu áp dụng phương pháp hội họa truyền thống của Trung Quốc để vẽ tranh, dùng bút lông phác họa, nhuộm màu. Nghệ thuật hội họa trong lọ của trường phái Hà Bắc tức là nghệ thuật hội họa trong lọ của Hoành Thủy, ông Vương Tập Tam, người sáng lập trường phái này hấp thu phương pháp vẽ tranh sơn dầu để phát triển nghệ thuật hội họa trong lọ, đột phá truyền thống chỉ dùng thuốc nước vẽ tranh. Ông Vương Tập Tam kết hợp phương pháp vẽ tranh Trung Quốc và phương Tây, khiến nghệ thuật hội họa trong lọ toả sáng rực rỡ hơn.

Năm 1991, anh Vương Tự Dũng 22 tuổi tốt nghiệp Khoa Mỹ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Bắc với thành tích xuất sắc. Để kế thừa tài nghệ hội họa trong lọ, anh Vương Tự Dũng từ bỏ cơ hội ở lại trường đại học làm giáo viên, bắt đầu chuyên tâm sáng tác nghệ thuật hội họa trong lọ. Trên cơ sở kế thừa tài nghệ sáng tác hội họa trong lọ của cha, anh Vương Tự Dũng còn hấp thu phương thức thể hiện mới. Anh nói:

"Hiện nay, tôi đã phát minh một số công cụ đặc thù như bút phác họa làm bằng đá kim cương v.v, kết hợp với công nghệ hiện đại. Theo truyền thống, phương pháp vẽ trong lọ hoàn toàn khác hẳn với vẽ bên ngoài lọ, chẳng hạn, khi vẽ râu của con hổ, nếu như vẽ bên ngoài lọ, thì sẽ không tự nhiên, nhưng nếu dùng bút đá kim cương nắn nót từng ly từng tý, râu, lông mày và tóc trắng sẽ được thể hiện rất tự nhiên. Đây là sự đổi mới công cụ. Sự đổi mới khác là, tôi sử dụng công nghệ mực và bóng của ánh sáng để thể hiện sự biến đổi của các tầng thứ, làm cho tranh vẽ càng hoà quyện với lọ đựng thuốc lá hít."

Năm 2001, nhận lời mời, anh Vương Tự Dũng đi Thượng Hải vẽ chân dung cho nguyên thủ 6 nước tham gia Hội nghị APEC, để làm quà tặng quốc gia biếu cho khách quý các nước. Đối với anh Vương Tự Dũng mà nói, sáng tác nghệ thuật hội họa trong lọ lần này là một cơ hội tốt để cả thế giới tìm hiểu nghệ thuật hội họa trong lọ của Hoành Thủy, khiến nghệ thuật hội họa trong lọ truyền bá trên toàn cầu.

1 2