Tất nhiên, ngoài diễn viên hấp dẫn ra, điện ảnh hay vẫn đòi hỏi câu chuyện tốt. Bộ phim "Kiến quốc đại nghiệp" kể lại quá trình trước khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc tranh thủ các nhân sĩ dân chủ, cùng nỗ lực cùng xây dựng đất nước Trung Hoa mới dân chủ, độc lập, giàu mạnh. Ông Hoàng Phủ Nghi Xuyên cho rằng, sự thay đổi về phương thức kể chuyện là một nhân tố quan trọng khiến điện ảnh và phim truyền hình với đề tài cách mạng của Trung Quốc đã nhận được sự hoan nghênh rộng rãi. Ông Hoàng Phủ Nghi Xuyên nói:
"Xét về sáng tác, sự thay đổi lớn nhất về điện ảnh với đề tài này là sự thay đổi về phương thức kể chuyện, biết phải kể chuyện như thế nào. Trước kia, do những ràng buộc về quan niệm, cùng với mở cửa với thế giới, hấp thu một số phương thức kể chuyện tốt vào điện ảnh phản ánh đề tài chủ nghĩa yêu nước và cách mạng, khiến câu chuyện hấp dẫn hơn."
"Hoàn nguyên" nhân vật anh hùng thành người bình thường là một biện pháp mà điện ảnh và phim truyền hình với đề tài chủ nghĩa yêu nước phổ biến áp dụng trong những năm qua. Ông Đàm Lực, nhà biên kịch điện ảnh và phim truyền hình nói, làm như vậy khiến khán giả cảm thấy hình ảnh nhật vật chân thật hơn, nhân vật anh hùng gần gũi hơn. Ông nói:
"Anh hùng cũng có lúc khiếp sợ, cũng có chướng ngại khó vượt qua, có cảm thụ tâm lý như người bình thường. Nhưng anh hùng có thể chiến thắng gian nan, vượt qua khó khăn, có thể đứng lên từ máu lửa và bùn lầy. Đây là điểm khác biệt giữa anh hùng với người bình thường. Hiện nay đã không như trước kia. Trước kia xây dựng nhân vật đều là hình ảnh hoàn mỹ, không bao giờ lo ngại khó khăn, lúc nào cũng sáng suốt, vĩ đại."
"Chiến sĩ xung kích" là một bộ phim truyền hình nhiều tập thịnh hành năm 2007, khiến khán giả định nghĩa lại khái niệm "anh hùng". Chiến sĩ nông thôn Hứa Tam Đa tính tình lù khù, cố chấp, thậm chí hơi đần độn, do nỗ lực phấn đấu, Hứa Tam Đa trở thành chiến sĩ xuất sắc nhất trong quân đội. Trong quá trình cố gắng vươn lên, chiến sĩ Hứa Tam Đa đã gặp phải những trắc trở và hàng loạt câu chuyện thú vị, thậm chí khiến người khác không biết phải đối xử thế nào. Những điều này khiến khán giả suy nghĩ lại việc người bình thường làm thế nào thu được thành công. Hứa Tam Đa thường nói: "Không vứt bỏ, không từ bỏ." Câu này cũng thịnh hành trên mạng in-tơ-nét và giữa lớp trẻ.
Ông Hoàng Phủ Nghi Xuyên, Phó Chủ nhiệm phòng nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Điện ảnh Trung Quốc nói, sở dĩ điện ảnh và phim truyền hình với đề tài cách mạng có thể thu hút khán giả trẻ là vì thực hiện sự thay đổi về bản chất, tức là làm nổi bật giá trị và cá tính cá nhân, sự thay đổi về quan niệm anh hùng vừa phù hợp với giá trị quan dòng chính, vừa phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của lớp trẻ. 1 2 |