Khiếm Thực: Vị cam, vị chát, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ và thận. Khiếm Thực gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là ích thận củng cố tinh dịch, thích hợp chữa trị các chứng di tinh, hoạt tinh. Hai là kiện tỳ, trị ỉa chảy, thích hợp chữa trị chứng ỉa chảy lâu ngày do tỳ hư gây nên. Công hiệu thứ ba của Khiếm Thực là khử thấp, trị bạch đới.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Khiếm Thực sắc nước uống, mỗi lần từ 10-15 gam.
Hạt Sen và Khiếm Thực đều vị cam, vị chát,, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ và thận, có công hiệu ích thận, củng cố tinh dịch, kiện tỳ, trị ỉa chảy, trị bạch đới phụ nữ. Hai vị thuốc này đều thích hợp chữa trị các chứng thận hư, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, nước tiểu nhiều, trường hợp này thường dùng chung với Long Cốt và Mẫu Lệ; bên cạnh đó có thể chữa trị các chứng ỉa chảy do tỳ hư gây nên, ăn không ngon miệng, tỳ hư dẫn đến bạch đới quá nhiều hoặc bạch đới do tỳ hư và thận hư gây nên. Hạt Sen và Khiếm Thực thường hay dùng chung với nhau trong lâm sàng. Điều khác nhau là hạt Sen chủ yếu có công hiệu bổ tỳ, cho nên còn có tên gọi là "tỳ quả", nhưng dược hiệu của hạt Sen dịu hơn so với Khiếm Thực. Hạt Sen quy kinh lạc tim, có thể dưỡng tâm an thần, thông tim thận, vì thế có thể chữa trị các chứng buồn bực, tim đập nhanh, mất ngủ do tâm thận bất hòa gây nên. Khiếm Thực có công hiệu bổ thận, nhưng dược hiệu không mạnh như hạt Sen, Khiếm Thực có thể khử thấp, tuy có tính tụ nhưng không khô, không ngấy, không tụ tà thấp, Khiếm Thực đặc biệt thích hợp cho các trường hợp tỳ hư thấp nghiêm trọng dẫn đến ỉa chảy lâu ngày không khỏi, bạch đới quá nhiều. Nếu dùng chung với các vị thuốc thanh nhiệt, thấm thấp và lợi thấp, cũng có thể chữa trị chứng bạch đới do thấp nhiệt gây nên. 1 2 |