Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Tây Du Ký"—một bộ tác phẩm văn học trong Tứ đại danh tác Trung Quốc
   2009-08-26 13:54:20    cri

Theo tưởng tượng, tác giả đã miêu tả thiên cung, địa ngục và các nước thần kỳ mà hoà thượng Huyền Trang và 3 đồ đệ đi qua trên đường sang Tây Thiên thỉnh kinh, vừa thể hiện hình ảnh thần kỳ trên trời, vừa miêu tả nhiều yêu ma quỷ quái hoành hành trần gian, nhưng rút cuộc toàn bộ yêu ma đều bị đánh bại, điều này thể hiện nguyện vọng tốt đẹp của con người gian ác không thể chiến thắng chính nghĩa.

Tuy "Tây Du Ký" lấy hoà thượng Huyền Trang đời Đường làm nguyên mẫu, nhưng Đường Tăng không phải là nhân vật chính trong sách. Vai chính trong sách là Tôn Ngộ Không nhanh trí, kiên cường, đồ đệ lớn của Đường Tăng. Tôn Ngộ Không là hình ảnh rực rỡ nhất trong sách, cũng là hóa thân của chính nghĩa và sức mạnh. Trong phần mở đầu tiểu thuyết, Tôn Ngộ không ra đời từ một hòn đá, rồi xưng vương ở Hoa Quả Sơn, và đối đầu Thiên Cung, không nghe theo sự ràng buộc của người có thẩm quyền, cuối cùng đã dẫn đến tình trạng "Đại náo thiên cung". Tình tiết "Đại náo thiên cung" nổi bật tinh thần yêu quý tự do, dũng cảm phản đối của Tôn Ngộ Không.

Sau khi đại náo thiên cung bị thất bại, Tôn Ngộ Không bị bắt nhốt dưới chân Ngũ Hành Sơn 500 năm. Sau đó Tôn Ngộ Không được Đường Tăng cứu ra, cùng sang Tây Thiên thỉnh kinh. Đến lúc đó Tôn Ngộ Không đã không phải là một hình ảnh người phản nghịch, mà là một anh hùng đội vòng Kim Cô trên đầu, mặc váy da hổ, chuyên môn chế ngự yêu ma cho trần gian. Trên đường thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không bất chấp khó khăn, ngoan cường bất khuất, tuỳ cơ ứng biến, chế ngự yêu ma, cuối cùng đã giúp Đường Tăng thỉnh được kinh Phật, hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, "Tây Du Ký" có nội dung đồ sộ nhất. "Tây Du Ký" tập hợp 3 văn hóa Phật, Đạo, Nho trên xã hội Trung Quốc, vừa làm cho thần tiên trong Phật giáo và Đạo giáo cùng lúc xuất hiện, vừa tăng thêm nội dung nhân tình thế thái trong xã hội hiện thực vào thế giới thần tiên, có khi còn thêm vài câu lời lẽ chí lý Nho giáo, khiến độc giả cảm thấy rất thú vị. Đặc điểm này đã nhận được sự yêu thích của độc giả các tầng thứ văn hoá.

Cùng với sự xuất hiện của "Tây Du Ký", văn học Trung Quốc đã mở ra loại tiểu thuyết dài với nội dung thần tiên và yêu ma. Đặc điểm kết hợp khéo léo tiếng cười thiện chí, lời châm biếm chua cay và lời phê phán nghiêm túc trong sách đã trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của tiểu thuyết châm biếm đời sau. Có thể nói, "Tây Du Ký" là đỉnh cao tiểu thuyết dài lãng mạn cổ đại. Trong lịch sử văn học thế giới, "Tây Du Ký" cũng là một bộ kiệt tác thể hiện chủ nghĩa lãng mạn.


1 2