Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Di sản văn hóa phi vật thể: Gấm Vân Nam Kinh tỉnh Giang Tô
   2009-08-12 15:45:24    cri

 

 

Công nghệ dệt gấm Vân rất phức tạp, đòi hỏi hai người thợ dệt nổi và thợ dệt phối hợp, dùng máy dệt kiểu xưa dệt vải. Hai người phối hợp, một ngày chỉ dệt được từ 5 đến 6 centimét vải, cho nên gấm Vân cũng được gọi là "tấc gấm tấc vàng". Một tấm gấm Vân phải trải qua 28 công đoạn từ thiết kế đồ án đến hoàn thành tấm vải, công nghệ vừa đặc biệt vừa phức tạp, cho đến nay vẫn không thể dùng máy móc sản xuất thay thế. Công cụ dệt gấm Vân là một loại máy dệt bằng gỗ với chiều dài từ 5 đến 6 mét, chiều cao 4 mét và chiều rộng 1,4 mét, mỗi một chiếc máy dệt chia làm hai bộ phần là phần trên và phần dưới. Được biết, máy dệt bằng gỗ dùng để dệt gấm "Trang Hoa" do thợ dệt gấm Vân Nam Kinh chế tạo thế kỷ 15 là máy dệt cổ đại Trung Quốc phức tạp nhất, đặc biệt nhất và hoàn mỹ nhất.

Khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mới thành lập, công nghệ dệt gấm Vân đã đứng trước tình hình sắp thất truyền. Lúc đó, cả thành phố Nam Kinh chỉ có 4 người dệt gấm Vân, máy dệt cũng chỉ có 3 chiếc. Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát triển di sản văn hóa quý báu này, năm 1951 thành lập Nhóm nghiên cứu gấm Vân do Giáo sư Trần Chi Phật, chuyên gia mỹ nghệ nổi tiếng Trung Quốc dẫn đầu, gồm những thợ dệt gấm Vân. Sau đó, Viện Nghiên cứu gấm Vân, Nam Kinh thành lập, chuyên trách thu tập, chỉnh lý tài liệu các triều đại liên quan tới gấm Vân, tổng kết công nghệ dệt may, đào tạo nghệ nhân trẻ dệt gấm Vân, đồng thời cũng đổi mới, thiết kế sản xuất một loạt sản phẩm gấm Vân tinh xảo.

Mấy chục năm qua, Viện Nghiên cứu gấm Vân Nam Kinh đã thu được rất nhiều thành quả về mặt nghiên cứu gấm Vân, khôi phục sản xuất một số chủng loại thất truyền, phục chế rất nhiều cổ vật tơ lụa quý báu, và sưu tầm hơn 900 hiện vật và tài liệu gấm Vân, xuất bản "Lịch sử gấm Vân Nam Kinh", cuốn sách đầu tiên về lịch sử phát triển công nghệ gấm Vân khá hoàn chỉnh, và lần lượt xuất bản "Hoa văn gấm Vân"—cuốn sách tập hợp đồ án màu và "Gấm vân Nam Kinh"—đồ án trắng đen. Gấm Vân đã trở thành một trong những sản phẩm văn hóa đặc sắc nhất của Nam Kinh.


1 2