Tiếng hát dân tộc Lê đã vang vọng khắp núi Ngũ Chỉ Sơn, cũng vang vọng bên bờ biển. Làng cau thị trấn Phượng Hoàng thành phố Tam Á là một làng dân tộc Lê, ở đây nhà nào nhà nấy đều trồng cây cau, một dòng suối trong veo chảy qua làng. Trong vườn nhà của bà con dân làng, hoa lan đang mùa nở rộ, trên ngọn cây cau cao vút đã kết đầy những trái cau xanh. Dân làng dân tộc Lê Phó Đức Huy nói, qua phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thu nhập nông dân dân tộc Lê tăng với mức lớn.
"Trồng xoài, hoa lan, rau quả, cây cau, cây cao su, cả năm thu nhập từ trồng trọt vào khoảng 40 nghìn, thu nhập từ chăn nuôi hơn 40 nghìn, cả thảy hơn 80 nghìn."
Trước kia, nhà anh Phó Đức Huy ở ngôi nhà tranh thấp lè tè, sau đó, nhà tranh trở thành nhà ngói, năm ngoái, anh lại dọn vào nhà mới xây khang trang, rộng rãi hơn, anh còn xây ngôi đình trước cửa nhà, trước cửa treo tấm biển "Vui miệt vườn nhà anh Phó". Anh giới thiệu:
"Chúng tôi sẽ làm du lịch miệt vườn, phát triển du lịch thôn quê, tôi xây ngôi đình này, du khách đến có thể hóng mát, ăn cơm ở đây, mấy hôm nay đã có khách đến đây ăn cơm rồi đấy."
Làng cau giống như một công viên đẹp, chỗ nào cũng cây cối um tùm, tràn đầy sức sống. Sau một ngày bận rộn, già trẻ gái trai đều thích tụ tập dưới góc cây đa nhảy sạp, các chàng trai, cô gái rất thạo nhảy sạp, khi nhảy sạp có thể làm rất nhiều động tác đẹp mắt.
Múa sạp dân tộc Lê tỉnh Hải Nam cũng gọi là nhảy sạp, trong tiếng Lê có nghĩa là "nhảy củi", vốn là một phương thức thờ cúng cổ truyền của dân tộc Lê. Cùng với sự phát triển của thời đại, múa sạp hiện nay đã trở thành một hoạt động vui chơi giải trí, cũng là hoạt động thể thao tập luyện sức khỏe. Ở Làng cau, du khách có thể du lịch miệt vườn, thưởng thức món ăn miệt vườn, còn có thể múa sạp với anh chị em dân tộc Lê.
Ngày hội trọng thể nhất của người dân tộc Lê là Ngày hội "3-3". Hàng năm cứ đến mồng 3 tháng 3 âm lịch là người dân tộc Lê sẽ tụ tập với nhau vừa hát vừa múa để chúc mừng ngày hội trong trang phục ngày tết, thanh niên thường tham gia thi đấu thể thao dân tộc như bắn nỏ, kéo co, vật, đánh đu vv. Khi màn đêm buông xuống, lửa trại đốt lên, thanh niên nam nữ uống rượu hát đối ca, nhảy múa cho đến thâu đêm.
Hiện nay, ngày hội "3-3" đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của dân tộc Lê nói riêng và người trong toàn tỉnh Hải Nam nói chung. Trong thời gian tổ chức ngày hội, ngoài thể hiện văn hóa dân tộc nguyên sơ và ca múa dân tộc ra, còn tổ chức hội thảo khoa học về văn hóa dân tộc Lê, khiến phong tục dân gian cổ truyền này được tiếp thêm nội hàm mới của thời đại. Ngày hội "3-3" cũng đã thể hiện diện mạo mới của người dân dân tộc Lê. 1 2 |