Nghe Online
Tỉnh Hải Nam là tỉnh tập trung sinh sống của nhiều dân tộc, dân tộc Lê là cư dân sinh sống sớm nhất trên đảo Hải Nam. Tỉnh Hải Nam hiện có hơn một triệu người dân tộc Lê, là dân tộc thiểu số với số dân đông nhất trong tỉnh.
Chị Vương là một hướng dẫn viên du lịch dân tộc Lê núi Ngũ Chỉ Sơn. Chị rất yêu nghề hướng dẫn viên du lịch. Thường thường chị vừa hướng dẫn du khách tham quan vừa hát tặng du khách những bài hát dân tộc, chị nhận thấy công việc của mình rất thú vị.
"Tôi vừa hướng dẫn khách tham quan vừa hát tặng khách những bài hát dân tộc Lê, dân ca nguyên sơ vv, tôi vừa hát là bài hát ru con, lời ca hát rằng: ngủ đi con ơi, ngủ đi cho mau khôn lớn, ngủ đi con ơi, lớn lên sẽ giúp được bố mẹ."
Chị Vương ở xã Thủy Mãn nằm dưới chân núi Ngũ Chỉ Sơn. Xã Thủy Mãn có gần 4000 người, là một xã dân tộc thiểu số có dân tộc Lê, dân tộc Mèo tập trung cư trú. Khu vực núi Ngũ Chỉ Sơn là nơi tập trung cư trú quan trọng của dân tộc Lê tỉnh Hải Nam, cũng là nơi bắt nguồn chính của bài hát dân tộc Lê. Già trẻ gái trai dân tộc Lê đều hát hay múa giỏi, dân ca dân tộc Lê cũng có vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con. Nội dung của dân ca dân tộc Lê rất phong phú, hình thức đa dạng, thường chia làm bốn loại: dân ca lao động, dân ca tình yêu, dân ca tang lễ và dân ca tức cảnh sáng tác.
Nhà chị Vương Tuyết Băng dân tộc Lê ở làng Tạp-na thị trấn Xung Sơn thành phố Ngũ Chỉ Sơn, năm ngoái chị được dọn vào nhà mới. Nhà chị trồng hơn 100 cây cao su, khi mùa màng bận rộn, chị trồng lúa, nuôi lợn, cạo mủ cao su, vào mùa nông nhàn thì chị ở nhà dệt thổ cẩm dân tộc Lê.
Chị Vương Tuyết Băng bắt đầu học dệt thổ cẩm dân tộc Lê từ khi mới mười mấy tuổi, hiện nay chị đã là "thợ" dệt nổi tiếng trong làng. Những thổ cẩm được các chị em phụ nữ dân tộc Lê tự tay dệt lấy để dùng trong cuộc sống hàng ngày trước kia nay đã trở thành món quà đặc sắc và rất được du khách hoan nghênh. Một chiếc váy ống có thể bán tới 300 nhân dân tệ. Nhờ có tay nghề dệt thổ cẩm, chị Tuyết Băng hàng tháng đều có thể tăng thu nhập cho gia đình. Những năm gần đây, mức sống của nhà chị được nâng cao rõ rệt, chị cũng tràn đầy niềm tin đối với cuộc sống tương lai, chị mong hai con chị có thể học lên đại học.
"Tôi cho hai cháu học trung học cơ sở, trung học phổ thông, học càng nhiều càng tốt, nếu được học lên đại học thì tôi sẽ dốc sức tạo điều kiện cho các cháu theo học."
Chập tối, chị Vương Tuyết Băng và chị em dân tộc Lê gần làng thường tụ tập tại sân làng trong những bộ váy áo đẹp tự tay dệt lấy, múa điệu múa mới sáng tác, hát bài hát mới học thuộc.
1 2 |