Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của Trung Quốc. Trước kia, khi đón tết Nguyên Đán, gia đình nào cũng phải dán tranh tết, để tăng thêm bầu không khí tốt lành, vui mừng trong ngày kết. Kể đến tranh tết, ở miền bắc Trung Quốc, tranh tết Dương Liễu Thanh Thiên Tân nổi tiếng nhất. Tranh tết Dương Liễu Thanh mang đậm đặc sắc địa phương, công nghệ là tranh màu khắc gỗ, là tác phẩm hội họa dân gian quý báu, cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Trung Quốc. Nơi bắt nguồn của tranh tết Dương Liễu Thanh là thị trấn Dương Liễu Thanh ở ngoại ô thành phố Thiên Tân—thành phố ven biển ở miền bắc Trung Quốc, ở thị trấn có một nghệ nhân kế thừa tranh tết tên là Hoắc Khánh Hữu, lâu nay luôn dốc sức phát triển tranh tết Dương Liễu Thanh.
Hoắc Khánh Hữu là người kế thừa thế hệ thứ 6 của cửa hàng tranh tết "Ngọc Thành Hiệu" ở thị trấn Dương Liễu Thanh. Từ năm 4 tuổi, Hoắc Khánh Hữu bắt đầu theo cha học nghề làm tranh tết màu khắc gỗ Dương Liễu Thanh, đã kế thừa nhiều công nghệ truyền thống như phác họa, điêu khắc, in ấn, vẽ, bồi v.v.
Tranh tết là một hình thức hội họa dân gian đặc sắc của Trung Quốc, đề tài chính bao gồm truyện cổ tích dân gian Trung Quốc, nhân vật thần thoại, đồ án hoa, chim có ý nghĩa tốt lành. Đề tài nổi tiếng nhất của tranh tết Dương Liễu Thanh là đứa bé bụ bẫm ôm cá vàng to, có ý nghĩa là dư thừa quanh năm. Tranh tết Dương Liễu Thanh sử dụng phương pháp dân gian in lồng màu trên bản khắc gỗ, vừa kế thừa truyền thống hội họa thời cổ Trung Quốc, vừa học tập hình thức tranh khắc gỗ đời Minh Trung Quốc cách đây hàng trăm năm, kết hợp cách in lồng màu trên bản khắc gỗ và cách tô màu bằng thủ công. Khi làm tranh, trước tiên khắc đường nét hoa văn trên bản gỗ, rồi tô mực vào, sau khi in 2-3 lần bản khắc gỗ chỉ còn một màu, lại dùng bút màu để tô.
Kể từ đời Minh cách đây hơn 300 năm, tranh tết Dương Liễu Thanh đã bắt đầu hình thành phong cách riêng, đến những năm giữa đời Thanh cách đây hơn 100 năm, tranh tết Dương Liễu Thanh phát triển tới đỉnh cao, lúc đó ở thị trấn Dương Liễu Thanh cả thảy có hơn 3000 nghệ nhân thủ công mỹ nghệ làm tranh tết, xuất hiện tình hình "gia đình nào cũng biết tô màu, gia đình nào cũng giỏi về hội họa". Trước khi Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, do nhiều nguyên nhân, công nghệ tranh tết Dương Liễu Thanh đứng trước nguy cơ thất truyền. Đến thập niên 80 thế kỷ 20, dựa vào các tác phẩm cất giữ, Hoắc Khánh Hữu tổ chức một cuộc triển lãm tranh tết ở sân nhà mình. Triển lãm này được đánh giá rất cao, trong thời gian nửa tháng nhân dịp ngày nghỉ tết Nguyên Đán, khán giả đến tham quan nườm nượp không ngớt, Hoắc Khánh Hữu rất vui mừng, cho rằng triển lãm này vừa kế thừa nghề thủ công truyền thống, vưà tôn vinh nghệ thuật dân gian.
1 2 |