Nghe Online
Người Tuvas dân tộc Mông Cổ có một nhạc cụ truyền thống được gọi là "Tsuur", âm vực của Tsuur trầm thấp, du dương, uyển chuyển, đi vào lòng người.
Bên bờ hồ Ca-nát Khu Tự trị Uây-ua Tân Cương Trung Quốc, có người Tuvas – một cộng đồng dân tộc huyền bí tập trung sinh sống. Người Tuvas là một chi của dân tộc Mông Cổ, dân số chỉ có khoảng hơn 2000 người, người Tuvas sống đời đời kiếp kiếp bằng nghề chăn nuôi, săn bắn, ở trong núi sâu rừng thẳm, sống theo phương thức sinh hoạt truyền thống.
Có học giả cho rằng, người Tuvas là hậu duệ của những binh lính để lại lúc Thành Cát Tư Hãn đánh vào miền tây; cũng có người cho rằng, tổ tiên của người Tuvas di dời từ Xi-bê-ri cách đây 500 năm trước, cùng dân tộc với người Tuvas của Nước Cộng hòa Tuvas Nga hiện nay. Trong dân tộc thần bí này, cho đến nay vẫn giữ Tsuur, nhạc cụ truyền thống, được coi là hóa thạch sống của người Tuvas.
Tháng 5 hàng năm, khi thảo nguyên An-tai bắt đầu trở lại màu xanh, đợi cho cỏ Da-lát trên thảo nguyên mọc cao, người dân chăn nuôi sẽ nhổ lấy phần thân cỏ, dùng cành cây luồn vào thân cỏ làm sạch lớp bông bên trong, sau đó chọc ba lỗ trên thân cỏ sẽ có một cây "Tsuur".
Có chuyên gia cho rằng, "Tsuur" trên thực tế là một loại nhạc cụ cổ truyền gọi là "Hồ-ca", đến nay đã có hơn 1600 năm lịch sử. Hồ-ca có nhiều hình thức, "Tsuur" chỉ là một trong những loại còn bảo tồn trong dân gian.
"Tsuur" là một chiếc ống thẳng, to bằng ngón tay cái, trên thân ống dài khoảng 66 xăng-ti-mét khoét ba lỗ khoảng cách bằng nhau. Mặc dù trên ống chỉ có 3 lỗ, nhưng "Tsuur" có thể tạo ra từ 5 đến 6 âm vực cao thấp khác nhau.
So với các nhạc cụ khác, phương thức biểu diễn của "Tsuur" rất độc đáo, người biểu diễn cầm dọc "Tsuur", ngậm một đầu "Tsuur" vào vị trí răng cửa sát tới tận chân răng. Khi thổi thì sử dụng đầu lưỡi điều khiển luồng gió và âm vực qua 3 lỗ "Tsuur", dùng độ rung động của môi để tạo ra tiết tấu. Những âm điệu phóng khoáng, trầm thấp và ấm sẽ được phát ra từ cổ họng, kết hợp với làn điệu uyển chuyển tròn trĩnh của âm thanh tạo ra từ đôi môi đã tạo nên âm sắc độc đáo của "Tsuur".
Chị Tai-van, người địa phương giới thiệu, âm nhạc của "Tsuur" không phải biểu diễn cho người ta thưởng thức, mà là biện pháp giao lưu với thiên nhiên của người Tuvas. Chị nói
"Trước kia đi chăn thả xúc vật, nếu thổi "Tsuur" cho bò, cừu và động vật hoang dã nghe thì chúng sẽ ngừng ăn cỏ lắng nghe âm thanh của "Tsuur". Đó là thứ âm thanh hết sức tuyệt vời."
1 2 |