Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Thủy Hử"--một trong Tứ đại danh tác
   2009-06-17 16:04:42    cri

 

 

Về kể chuyện, "Thủy Hử" giỏi về thủ pháp "bạch miêu" (trường phái hội họa Trung Quốc dùng bút vẽ cặp đôi để khắc họa chân dung thành nhiều đường nét chứ không lấy màu làm chỗ dựa), ngắn gọn, dễ hiểu, lưu loát, không kể chuyện lôi thôi và tả cảnh rườm rà. Đôi khi có lời văn tả cảnh, cũng hết sức hấp dẫn. Trong câu chuyện "Võ Tòng đả hổ" lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc, ngôn ngữ tả cảnh hấp dẫn hài hoà với tình tiết câu chuyện. Chẳng hạn, Võ Tòng không nghe theo lời khuyên của chủ quán, một mình lên núi sau khi uống rượu, khi nhìn thấy yết thị dán trên cổng chùa, Võ Tòng mới biết quả thật có hổ, Võ Tòng chần chừ một lát, vẫn quyết định lên núi. Trong sách tác giả chỉ dùng hai câu làm nổi bật bầu không khí và tâm trạng của Võ Tòng: "Quay đầu lại là nhìn thấy mặt trời dần dần lặn về phía tây", Võ Tòng "chạy đến rừng cây một cách loạng choạng". Hai câu này vừa cho biết thời gian hoạt động của con hổ, vừa miêu tả môi trường hoạt động của con hổ. Tác giả chỉ dùng hai câu đã làm nổi bật bầu không khí thê lương và tâm trạng khiếp sợ, cảm thấy hình như có một con hổ đột ngột xuất hiện vào bất cứ lúc nào.

Khi miêu tả cuộc vật lộn giữa Võ Tòng và con hổ, lời văn cũng hết sức truyền cảm: động tác nhảy bổ, giở, tát của con hổ cũng như tiếng gầm vang dội núi rừng thể hiện rõ nét hình ảnh một con hổ hung dữ. Sau mấy vòng vật lộn, con hổ dần dần đuối sức, lời văn miêu tả về con hổ bị Võ Tòng đè xuống như thế nào, con hổ giãy giụa như thế nào, bị Võ Tòng đánh chết như thế nào hết sức sinh động, giống như thật. Chính sự miêu tả này đã làm nổi bật hình ảnh anh hùng của Võ Tòng.

Tác giả "Thủy Hử" là Thi Nại Am, sinh sống trong thời kỳ những năm cuối đời Minh và những năm đầu đời Thanh Trung Quốc, lúc đó tình hình chính trị bấp bênh, loạn lạc liên tiếp xẩy ra. Thuở nhỏ, vì gia đình nghèo khó, Thi Nại Am không được đến trường học. Nhưng Thi Nại Am thông minh, hiếu học, thường mượn sách để đọc, nhờ láng giềng chỉ bảo, có khi còn đến trường học nghe trộm. Năm 13 tuổi, Thi Nại Am đã đối đáp vanh vách trước nơi đông người. Một lần, cụ già láng giềng qua đời vì ốm nặng, gia đình vốn mời một người tú tài địa phương đến viết văn tế, nhưng người tú tài không đến kịp, người khác bèn đề nghị mời Thi Nại Am viết thử. Thi Nại Am rất tự tin, cũng không thoái thác, cầm bút viết một cái là xong. Sau đó, người tú tài đọc văn tế có lời lẽ ngây thơ, nhưng thể hiện tài hoa này, khen không ngớt lời, chủ động đề nghị dạy Thi Nại Am học, và không thu học phí, đào tạo Thi Nại Am thành nhân tài.

Thi Nại Am học tập rất chăm chỉ, không những đọc thuộc lòng các cuốn sách kinh điển của Bách Gia Chư Tử, mà còn đọc nhiều sách khác. Cuốn sách "Đại Tống Tuyên Hoà Di Sự" xuất bản lúc đó kể lại nhiều câu chuyện anh hùng về đạo quân khởi nghĩa nông dân, đã thu hút sự hứng thú của Thi Nại Am, Thi Nại Am thường đọc sách ngoài giờ học. Thường ngày Thi Nại Am còn cùng các bạn nhỏ tập luyện múa dao múa gậy. Lúc đó, ở các thư quán kể chuyện thường kể lại những câu chuyện anh hùng, Thi Nại Am có khi cũng đi nghe, và rất khâm phục những anh hùng làm việc nghĩa hiệp. Sau đó, Thi Nại Am đã sáng tác "Thủy Hử" trên cơ sở câu chuyện lưu truyền trong dân gian.

"Thủy Hử" được coi là một cột mốc trong lịch sử văn học bạch thoại Trung Quốc. "Thủy Hử" đã đặt nền móng xác định ưu thế hoàn toàn của văn bạch thoại lấy khẩu ngữ làm chính trong khi sáng tác tiểu thuyết, và gây ảnh hưởng sâu xa trong lịch sử văn học Trung Quốc.


1 2