"Thủy Hử" là một trong Tứ đại danh tác trong văn học cổ điển Trung Quốc, là một bộ tiểu thuyết kể lại câu chuyện anh hùng cướp của người giàu chia cho người nghèo, làm những việc nghĩa hiệp.
"Thủy Hử" là bộ tiểu thuyết dài thể loại chương hồi lấy khởi nghĩa nông dân làm đề tài đầu tiên ở Trung Quốc. Trong hàng trăm năm kể từ khi ra mắt độc giả, bộ tiểu thuyết này luôn nhận được sự yêu thích của nhân dân Trung Quốc, 108 anh hùng Lương Sơn Bạc được xây dựng trong bộ tiểu thuyết trở thành nhân vật ai ai cũng biết ở Trung Quốc. Hơn 400 năm trước, nhà phê bình văn học nổi tiếng đời Thanh Trung Quốc Kim Thánh Thán đã nói, "Thủy Hử" là bộ sách thú vị đáng đọc nhất thiên hạ. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu bộ tiểu thuyết nghĩa hiệp xây dựng 108 hình ảnh nhân vật anh hùng có tính cách rõ nét, tình tiết câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn đầy kịch tính này.
Câu chuyện "Thủy Hử" xẩy ra trong những năm cuối đời Bắc Tống Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm, lúc đó xã hội bấp bênh, quan lại tham nhũng hủ bại, người dân không được sống yên ổn, nông dân các địa phương liên tiếp đứng lên khởi nghĩa. Ở Sơn Đông, 36 người do Tống Giang dẫn đầu đã đứng lên khởi nghĩa. Họ cướp của người giàu chia cho người nghèo, làm những việc nghĩa hiệp, khiến các tham quan ô lại kinh hồn bạt vía, đông đảo người dân vỗ tay reo mừng. Đạo quân khởi nghĩa này liên tiếp phá lại vòng vây của quân triều đình, lực lượng ngày càng lớn mạnh. Cuối cùng, họ chiếm giữ Lương Sơn Bạc, tất cả 108 anh hùng hào kiệt trong đạo quân khởi nghĩa được gọi là 108 tướng, mỗi một người một tính khác nhau, hình ảnh được xây dựng rõ nét. "Thủy Hử" triển khai tình tiết xoay quanh câu chuyện của từng anh hùng trong 108 tướng. Trong 108 tướng có người có trí tuệ hơn người, vừa dũng cảm vừa mưu trí; có người trừ hại cho dân, làm cho người dân được sống yên ổn, làm những việc nghĩa hiệp; có người hiên ngang lẫm liệt, quên sống quên chết; có người trung thành, dũng mãnh, có lòng nhân ái. Hình ảnh của những nhân vật này đều là hình ảnh anh hùng lý tưởng trong lòng nông dân Trung Quốc các triều đại.
Đặc điểm ngôn ngữ của "Thủy Hử" là dễ hiểu, lưu loát, ngắn gọn, chuẩn xác, sinh động. Dù là áng văn miêu tả của tác giả, hay là lời nói của nhân vật trong tiểu thuyết, đều sống động, mang đậm hơi thở cuộc sống. Dù tả cảnh, tả vật, kể chuyện, hay miêu tả nét mặt nhân vật, ngôn ngữ đều rất sống động và truyền cảm.
1 2 |