Bà Đê-rinh Đrôn-ka là cư dân của thành phố La-sa, nhà bà không khang trang lắm, nhưng căn phòng rộng nhất bà để làm kinh đường, bức tường trang trí kiểu Tạng để một chiếc Bàn thờ Phật bằng gỗ, kê một bức tượng Phật được khai quang, trông rất trang nghiêm. Bà nói, việc làm đầu tiên sau khi ngủ dậy hàng ngày là "cúng nước" trong kinh đường, bà giải thích tại sao cúng nước, chứ không phải sữa, đồ uống, bởi vì nước chính là cơ bản đạo lý của nhà Phật.
"Tấm lòng bác ái nhân hậu của Phật giáo Tạng là nguyên nhân chung thủy của tín đồ, không cầu phúc cho mình, chỉ cầu phúc cho chúng sinh, chẳng hạn như cúng Phật chỉ cần một ly nước trong sạch, một là để nhắc nhở mọi người niệm Phật trong lòng, hai là không để cho tín đồ có gánh nặng. Ở Tây Tạng, gia đình nào có tín đồ thì trong nhà ấy chắc chắn có một kinh đường, dù rộng hay hẹp."
Bầy đồ cúng xong mới bắt đầu làm việc khác. Một lúc sau, bà lại trở về kinh đường, bắt đầu tụng kinh trong ngày, mỗi buổi tối bà còn kiên trì lễ Phật một cách thành kính nhất trước Bàn thờ Phật, tức khấn vái trong hai mươi phút, để làm trong sạch tâm hồn, thể nghiệm Đạo lý nhà Phật. Bà nói, điều đáng hài lòng là, Chính sách tôn giáo của chính phủ Trung Quốc rất tốt, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của tín đồ được bảo vệ, điều này rất tốt.
Trong hơn hai mươi năm qua, Chính phủ Trung Quốc thực thi Luật tự trị khu vực dân tộc tại Tây Tạng, việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc Tạng, kế thừa di sản văn hóa dân tộc, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo dân tộc đều được đảm bảo rất tốt. Khi giới thiệu tình hình tham gia chính trị của nhân sĩ giới tôn giáo Tây Tạng, ông Bàng Bá Vĩnh, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng nói:
"Hiện nay, nơi hoạt động tôn giáo các loại Tây Tạng lên tới hơn 1700 địa điểm, có hơn 46 nghìn nhà sư. Nhà sư cũng như người dân bình thường, không những có tự do tín ngưỡng tôn giáo, mà còn có quyền chính trị được Hiến Pháp quy định, đều được hưởng quyền bầu cử và ứng cử theo pháp luật. Trong Đại biểu Hội đồng nhân dân khóa chín của Khu tự trị hiện có 11 nhân sĩ tôn giáo."
Ở khu vực Tây Tạng, nơi nào cũng có thể bắt gặp tín đồ hoạt động tôn giáo, đâu đâu cũng treo kinh phàn, chồng chất đống Ma-ni khắc kinh Phật. Hoạt động tôn giáo hàng ngày của dân chúng được hưởng tự do đầy đủ, trong nhà tín đồ hầu như nhà nào nhà nấy đều có kinh đường hoặc bàn thờ Phật. Gặp lễ cưới, lễ tang đều mời cao tăng tụng kinh. Trong ngày hội tôn giáo truyền thống của Tây Tạng, tín đồ có thể quay ống kinh, hành hương, thắp hương, khấn vái, bố thí, hoàn nguyện theo tâm nguyện của mình. Hàng năm có trên triệu người tín đồ dân tộc Tạng đến La-sa hành hương.
Rạng sáng La-sa, trời tờ mờ sáng, quần chúng tín đồ đã bắt đầu hành trình dạo quanh chùa Đại Chiêu, cung Pu-ta-la quay ống kinh, tín đồ thành khẩn làm lễ trước quảng trường chùa Đại Chiêu, trước tượng Phật Thích-ca-mâu-ni, kế thừa tín ngưỡng hàng nghìn năm. 1 2 |