Trong các tác phẩm lưu truyền của Liễu Vĩnh, câu nổi tiếng nhất là: "Đa tình từ cổ thương ly biệt, cánh na kham lạnh lạc thanh thu tiết! Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ? Dương liễu ngạn hiểu phong tàn nguyệt." Tạm dịch là: Từ xưa người đa tình luôn buồn bã vì chia tay xa cách, nhất là trong mùa thu lạnh lẽo.
Đêm nay sẽ tỉnh rượu ở đâu? Ở bờ có cây liễu, có gió thổi, dưới trăng lưỡi liềm. Nhà thơ Liễu Vĩnh dùng câu thơ tế nhị, dịu dàng rất hiếm thấy trong nhà thơ phái mày râu, tỏ rõ tình cảm buồn bã vì chia tay xa cách, mượn cảnh bờ sông có cây liễu rủ, trăng lưỡi liềm để bày tỏ cảm thụ buồn bã sâu sắc. Từ dịu dàng như thế đã làm cho người đọc không nén được cảm xúc, người thế hệ sau đánh giá từ của Liễu Vĩnh giống như thiếu nữ 16, 17 tuổi, mới mẻ, dịu dàng, tế nhị, độc đáo, rất thích hợp cho thiếu nữ hát một cách dịu dàng.
Vì rất có tài hoa, Liễu Vĩnh có tiếng tăm lớn trong giới gái lầu xanh nổi tiếng ở Khai Phong, kinh thành đời Tống, gái lầu xanh đều lấy việc làm quen với Liễu Vĩnh là điều vinh dự. Liễu Vĩnh xếp thứ 7 trong gia đình, nên mọi người đều gọi Liễu Vĩnh là Liễu Thất, ở các lầu xanh Khai Phong lưu truyền lời nói này: "Không thích mặc lụa là gấm vóc, chỉ muốn sống bên cạnh anh Liễu Thất; không thích nhà vua hẹn gặp, nhưng sẵn sàng hát theo yêu cầu của anh Liễu Thất; thà được lòng anh Liễu Thất còn hơn kiếm hàng nghìn lạng vàng; thà làm quen với anh Liễu Thất còn hơn làm quen với thần tiên." Vì được sự hâm mộ của rất nhiều người ở các lầu xanh, Liễu Vĩnh được tôn vinh là "Hoa gian hoàng đế", nghĩa là "nhà vua trong thế giới hoa". Cuộc sống này đã khiến Liễu Vĩnh sáng lập trường phái "Hoa gian" với nội dung miêu tả cuộc sống khuê các, quan tâm tình cảm yêu đương của phụ nữ, trường phái "Hoa gian" có ảnh hưởng sâu xa.
Liễu Vĩnh suốt đời chơi bời trăng hoa, không giỏi về việc kiếm tiền, không có vợ con, không có tài sản, sống nhờ vào sự giúp đỡ của những hồng nhan tri kỷ, cuối cùng Liễu Vĩnh qua đời ở lầu xanh. Lúc qua đời, vì Liễu Vĩnh không có người nhà, cũng không có tài sản, các cô gái lầu xanh góp tiền làm lễ tang cho Liễu Vĩnh. Vào ngày đưa đám, tất cả các cô gái lầu xanh ở kinh thành Khai Phong đều tham gia lễ tang của Liễu Vinh, để lại giai thoại "Các cô gái lầu xanh góp tiền làm lễ tang cho Liễu Thất".
Sau khi Liễu Vĩnh qua đời, cứ đến tháng 3 mùa xuân, các cô gái lầu xanh lại đến mộ Liễu Vĩnh thắp hương, chuyện này dần dần trở thành một phong tục lưu truyền đến đời sau, phong tục này gọi là "Lễ hội Liễu Thất". Nhiều năm sau khi Liễu Vĩnh qua đời, vẫn còn nhiều người kỷ niệm Liễu Vĩnh, điều này đã chứng tỏ sức ảnh hưởng và vị thế của Liễu Vĩnh trong thời đó. 1 2 |