Tài tử phong lưu Liễu Vĩnh là nhà thơ nổi tiếng thời kỳ Bắc Tống Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm. Liễu Vĩnh là nhà thơ đầu tiên đời Tống sống bằng nghề viết từ, tác phẩm của Liễu Vĩnh với câu văn tế nhị và dịu dàng, có ảnh hưởng sâu xa tới thế hệ sau. Liễu Vĩnh sống cuộc sống trăng hoa, không chịu ràng buộc, là nhân vật gây tranh cãi nhiều trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Liễu Vĩnh ra đời trong gia đình quan lại, người cha, người chú, anh trai và cháu trai của Liễu Vĩnh đều thông qua tham gia thi cử đi lên con đường làm quan. Liễu Vĩnh cũng không ngoại lệ, sớm đã tham gia thi cử, nhưng Liễu Vĩnh tính tình kiêu căng, không muốn kết bạn những người trong xã hội thượng lưu, tham gia thi cử 2 lần, nhưng đều không thi đỗ. Sự từng trải thi trượt hai lần đã gây ảnh hưởng lớn tới Liễu Vĩnh, vì lúc đó là người trẻ tuổi, tính khí nghênh ngang, Liễu Vĩnh đã viết một bài từ bày tỏ phàn nàn, trong đó có câu "Nhẫn bả phù danh, hoán liễu thiển châm đê xướng" (tạm dịch là, lấy hư danh đổi tiền để uống rượu và nghe ca hát), nghĩa là chỉ trích chế độ thi cử của triều đình không thể tuyển chọn nhân tài thực sự, là chế độ thất bại.
Nhưng điều Liễu Vĩnh không hề nghĩ tới là bài từ này lại rất thịnh hành, cuối cùng nhà vua cũng đọc được bài từ này. Nhà vua đời Tống thời đó tự cho rằng là người rất quý trọng nhân tài, đọc xong bài từ này, tất nhiên cảm thấy không vui lòng. Trong cuộc thi lần sau, nhà vua đặc biệt chọn ra bài thi của Liễu Vĩnh, viết dòng chữ "Thả khứ thiển châm đê xướng, hà yếu phù danh?", nghĩa là để Liễu Vĩnh cứ đi uống rượu và nghe ca hát, không cần làm quan. Từ đó, Liễu Vĩnh không mơ ước làm quan nữa.
Vì sinh kế, Liễu Vĩnh gặp trắc trở trên con đường làm quan đã đến lầu xanh viết từ bán cho gái lầu xanh ca hát, để kiếm sống. Liễu Vĩnh rất lạc quan, cho rằng mình là "phụng chỉ điền từ", tức là sáng tác từ theo mệnh lệnh của nhà vua.
Từ là một hình thức văn học giống như thơ, có tiết tấu, có nhạc điệu, có thể hát cùng nhạc đệm. Liễu Vĩnh đã nâng từ—hình thức văn học lên đỉnh cao, trong hơn 200 bài từ để lại cho đời sau, Liễu Vĩnh đã dùng 150 điệu, phần lớn nhạc điệu là do Liễu Vĩnh tự sáng tác, trong đó loại từ có tiết tấu chậm và khổ dài do Liễu Vĩnh sáng tác dùng để miêu tả trữ tình và miêu tả tình cảm tế nhị đã mở rộng ý thơ và đề tài của từ. Hơn nữa, tác phẩm của Liễu Vĩnh dùng ngôn ngữ dễ hiểu, khẩu ngữ, được lưu truyền rộng rãi. Lúc đó người ta đều nói, miễn là nơi có giếng, thì có thể nghe thấy từ của Liễu Vĩnh.
1 2 |