Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Kịch Tạng Cha-xi Sô-ba
   2009-04-06 18:53:38    CRIonline

Sau khi Tây Tạng thực hiện cải cách dân chủ năm 1959, nhất là kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, nhà nước hết sức coi trọng bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc thiểu số, đồng thời lần lượt thiết lập cơ quan chuyên môn tại khu vực dân tộc thiểu số, tiến hành thu thập, chỉnh lý kịp thời đối với di sản văn hóa dân tộc, nhất là di sản văn hóa dân tộc đứng trước nguy cơ bị mai một, đã tạo cơ sở vững chắc cho việc kế thừa di sản văn hóa này.

Chủ nhiệm Văn phòng cứu vãn di sản văn hóa dân tộc khu vực Lô-ka Tây Tạng Rát-sô nói, công việc bảo tồn văn hóa dân tộc của khu vực Lô-ka được triển khai càng sớm hơn.

"Công tác cứu vãn và bảo tồn văn hóa phi vật thể triển khai trong phạm vi toàn quốc từ năm 2005, nhưng chúng tôi đã triển khai từ năm 1985."

Trong hơn 20 năm qua, khu vực Lô-ka cả thảy đã thu thập, chỉnh lý rất nhiều tài liệu quý báu, trong đó sưu tầm hơn 8000 câu chuyện dân gian, hơn 18000 ca dao dân gian, lưu trữ hơn 160 băng ghi hình các loại ca múa nhạc dân gian, hơn 500 cát-sét nhạc dân gian.

Là một trong những công tác cứu vãn văn hóa dân tộc, năm 1986 khu vực Lô-ka đã mở lớp cứu vãn kịch Tạng Cha-xi Sô-ba, mời cụ Pê-ma Đơn-đru làm giáo viên, đào tạo nhân tài kế thừa kịch Tạng Cha-xi Sô-ba, khiến sức ảnh hưởng của kịch Tạng cũng được mở rộng. Cụ Pê-ma Đơn-đru nói:

"Học viên đợt đầu có 26 thanh niên, ban đầu họ không biết gì về kịch Tạng Cha-xi Sô-ba, việc học gặp rất nhiều khó khăn. Lúc ấy họ học cả ngày lẫn đêm, ban ngày học muá, đêm nằm học hát, rất vất vả. Điều khiến tôi cảm thấy an ủi là mọi người học rất chăm, tôi cũng đào tạo được người kế thừa kịch Tạng Cha-xi Sô-ba. "

Hiện nay, học trò của cụ Pê-ma Đơn-đru đã lên tới hơn 200 người, họ đang biểu diễn sôi nổi trên các loại sân khấu nghệ thuật dân gian Tây Tạng. Điều khiến cụ hài lòng nhất là, đệ tử Ni-ma Tê-rinh của Cụ đã trở thành Nhà truyền thụ kịch Tạng Cha-xi Sô-ba thế hệ thứ 8, có thể gánh vác trách nhiệm kế thừa và phát triển kịch Tạng Cha-xi Sô-ba.


1 2