Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Kịch Tạng Cha-xi Sô-ba
   2009-04-06 18:53:38    CRIonline

Nghe Online

Làng Ta-xi Chô-ten huyện Lô-ka lưu truyền một loại kịch Tạng với tên gọi là Cha-xi Sô-ba. Cha-xi Sô-ba là một loại kịch đeo mặt nạ vàng có sức ảnh hưởng tương đối lớn trong kịch Tạng, loại kịch này phát triển hoàn thiện về nghệ thuật, đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc.

Tương truyền, khi Cao tăng Tang-đông Ghi-bô nổi tiếng trong giới Phật giáo Tạng du ngoạn đến làng Ta-xi Chô-ten huyện Lô-ka, Nhà sư cho rằng đây là mảnh đất tốt lành, đặt tên là Ta-xi và xây dựng một chiếc cầu để đi biểu diễn kịch ở khu vực xung quanh. Sau đó loại hình biểu diễn này được đặt tên là kịch Tạng Cha-xi Sô-ba, được coi là nguồn gốc của kịch Tạng.

Cao tăng Tang-đông Ghi-bô được tôn là thủy tổ của kịch Tạng, cũng là người đầu tiên xây dựng cầu tại Tây Tạng. Tương truyền cao tăng Tang-đông Ghi-bô quyết chí xây cầu sửa đường là để tiện cho nhân dân sống trên mảnh đất rộng bao la Tây Tạng giao lưu và đi lại. Cao tăng tập hợp rất nhiều hình thức biểu diễn sẵn có như ca múa dân tộc, hát nói, xiếc vv, đồng thời phát triển sáng tạo tổng hợp, sáng tác kịch để biểu diễn những câu chuyện bằng phương thức ca múa đeo mặt nạ da cừu, và nhân dịp đi các nơi biểu diễn để huy động vốn xây cầu.

Chính vì vậy, người dân làng Ta-si cho rằng loại kịch này là sự bắt nguồn của kịch Tạng, là tài sản quý báu của tổ tiên để lại, cho nên người dân làng Ta-si đã gánh vác trách nhiệm kế thừa kịch Tạng Cha-xi Sô-ba. Cụ Pê-ma Đơn-đru là một trong những người kế thừa kịch Tạng Cha-xi Sô-ba. Mặc dù cụ đã 87 tuổi, nhưng cụ ngày nào cũng đi chỉ đạo đoàn kịch Tạng làng này, truyền thụ bí quyết hát kịch cho học trò.

Cụ Pê-ma Đơn-đru nói, kịch Tạng Cha-xi Sô-ba nguyên thủy có giọng hát độc đáo, làn điệu này không những khó hát mà nghe cũng không êm tai. Nhưng vì tượng trưng cho tốt lành, cho nên kịch Tạng Cha-xi Sô-ba dù trong quá khứ hay hiện tại đều có vị trí không thể thay thế.

Ở Tây Tạng cũ, kịch Tạng Cha-xi Sô-ba là trình tự không thể thiếu trong những hoạt động tôn giáo trong chùa chiền, nghi lễ của quan chức hoặc quý tộc cũng như hoạt động chúc mừng năm mới vv. Kịch Tạng Cha-xi Sô-ba có hệ thống nghệ thuật hoàn thiện và chế độ kế thừa nghiêm ngặt. Nhớ lại hình ảnh tham gia cuộc thi Nhà truyền thụ, cụ Pê-ma Đơn-đru rất phấn khởi. Cụ nói:

"Lúc ấy chúng tôi đi biểu diễn ở cung Pu-ta-la, hầu như tất cả quan chức và quý tộc cấp cao của La-sa đều tập trung ở đấy. Ban giám khảo yêu cầu tôi thi tại chỗ. Cuộc thi ấy khó lắm, ngoài kỹ xảo ra, còn phải nhớ toàn bộ nội dung trong các màn kịch, sai một câu cũng không được, tôi thi liền trong hai ngày rưỡi mới xong."

1 2