Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Văn học cổ điển Trung Quốc: Nhà thơ thời Vãn Đường Trung Quốc Lý Thương Ẩn
   2009-03-25 15:20:23    cri

Chim "Thanh Điểu" là một hình ảnh nhà thơ Lý Thương Ẩn thường sử dụng trong thơ ca. "Thanh Điểu truyền thư" là một truyền thuyết thời cổ Trung Quốc, có xuất sứ từ "Sơn Hải Kinh"—tập truyện thần thoại thời cổ Trung Quốc. Tương truyền tất cả có 3 con chim Thanh Điểu, đầu màu đỏ, mắt màu đen, rất hung dữ, là chim thần bên cạnh thị vệ và sứ giả của Tây Vương Mẫu. Mỗi khi Tây Vương Mẫu xuống trần gian, chim Thanh Điểu luôn vượt qua trăm núi ngàn khe đến báo tin. Trong các thần thoại sau đó, Thanh Điểu lại dần dần biến thành chim phượng hoàng—vua chim đẹp mê hồn, tượng trưng cho tốt lành và hạnh phúc. Dưới cây bút của nhà thơ, Thanh Điểu lại trở thành 3 "sứ giả" đáng yêu, hiểu được suy nghĩ của mọi người, tính tình hiền lành, tốt bụng, thân hình uyển chuyển xinh xắn, mang lại tia hy vọng cho nhà thơ vợi đi nỗi nhớ nhung.

Ngoài ý nghĩa bản thân của chim Thanh Điểu ra, sự từng trải tình cảm của nhà thơ Lý Thương Ẩn trong lúc thanh niên cũng làm cho nhà thơ hết sức yêu thích hình ảnh "Thanh Điểu". Được biết, lúc trẻ Lý Thương Ẩn từng học tập ở đạo quán, cùng một nữ đạo sĩ có khuôn mặt xinh xắn yêu thương nhau, nhưng tình yêu của họ không được lễ giáo phong kiến Trung Quốc chấp nhận, cho nên họ chỉ có thể nhờ chim Thanh Điểu truyền thư cho nhau, dùng thơ ca bày tỏ tình cảm, thỉnh thoảng cũng hẹn gặp nhau ở đạo quán.

 Sau đó, tình cảm khát khao sống bên cạnh nhau suốt đời của họ ngày càng mạnh mẽ, nhưng họ lại lo sự việc sẽ không như ý muốn, cho nên tuy được hưởng niềm vui gặp nhau, nhưng hai người cũng không giấu nổi lo lắng về sự chia ly. Ít lâu sau, họ nhận được tin dữ, nữ đạo sĩ buộc phải rời khỏi đạo quán, hai người không biết sau này có thể gặp nhau hay không. Lý Thương Ẩn một mình chịu đựng nỗi đau khổ về tương tư ghi lòng tạc dạ, chỉ có vào lúc đêm khuya thanh vắng, nhà thơ bất chấp trời mưa, cầm đèn đến thăm nơi nữ đạo sĩ từng ở, nơi đó vẫn giữ lại cảnh tượng ngày xưa, nhưng đã không còn bóng người yêu nữa. Hai người yêu nhau thật lòng đành phải chia lìa, tình yêu chân thành của họ buộc phải dứt bỏ từ đây.

Có lẽ là vì nhớ về sự từng trải "Thanh Điểu truyền thư" thời trẻ tuổi, hoặc là vì khát khao có chim truyền tình nhớ nhung cho mình trong lúc cô đơn, sự từng trải tình cảm này khiến thơ của Lý Thương Ẩn luôn có hình ảnh chim "Thanh Điểu". Thực ra, không chỉ Lý Thương Ẩn, nhiều nhà thơ đều yêu thích hình ảnh chim Thanh Điểu, viết hình ảnh nó trong thơ. Có nhà thơ than thở khó mà nhận được tin của người yêu, có nhà thơ cảm thán cùng người nhà khoảng cách xa xôi, họ nhờ chim Thanh Điểu trong truyền thuyết gửi lời thăm hỏi của mình, nhờ chim Thanh Điểu mang tin tốt lành, hạnh phúc và vui mừng, để bày tỏ tình cảm nhớ nhung của mình.

Nhà thơ Lý Thương Ẩn đã thể hiện kiến thức uyên bác qua thơ, nhà thơ giỏi về sử dụng truyền thuyết thần thoại người ta yêu thích để bày tỏ tình cảm hiện thực, thông qua hình ảnh sinh động để độc giả hiểu rõ tình cảm nhà thơ, đặc điểm này được thể hiện đầy đủ trong các bài thơ "Vô đề".


1 2