Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Văn học cổ điển Trung Quốc: Nhà thơ thời Vãn Đường Trung Quốc Lý Thương Ẩn
   2009-03-25 15:20:23    cri
Nhà thơ thời Vãn Đường Trung Quốc Lý Thương Ẩn (từ năm 812 đến năm 858) là một nhà thơ giỏi về sáng tác thơ ca tình yêu, thơ tình yêu của nhà thơ chứa chan tình cảm vương vấn, triền miền, câu chuyện tình yêu của nhà thơ cũng được nhiều người kể lại.

Khác hẳn với nhiều nhà thơ đời Đường có gia thế hiển hách, Lý Thương Ẩn xuất thân từ gia đình nghèo khó, vì gia cảnh sa sút, Lý Thương Ẩn ngay khi còn tấm bé đã không nơi nương tựa, tứ cố vô thân, tuy cuộc sống nghèo khó, nhưng Lý Thương Ẩn có hoài bão lớn, quyết chí chịu khó học tập, mong tìm được cơ hội vượt hẳn người khác, nhưng nhà thơ bất đắc chí trong các cuộc đấu tranh chính trị, cuối cùng qua đời trong tình trạng long đong khốn khổ.

Sự từng trải bất đắc chí trên đường làm quan không hề tác động tới nhà thơ Lý Thương Ẩn thể hiện tài năng, nhà thơ đã dùng thơ ca bày tỏ tình cảm. Lý Thương Ẩn giỏi về thơ tình với những từ ngữ đẹp miêu tả tình yêu trong thơ, làm cho độc giả suy nghĩ triền miên, nhưng thơ tình của nhà thơ luôn kết thúc trong bi kịch, chứa chan tình cảm bi thương. Thơ "Vô Đề" của nhà thơ là bài thơ được lưu truyền rộng nhất. Bài thơ mở đầu bằng lời cảm thán "Tương kiến thì nan biệt diệc nan", nghĩa là, gặp nhau đã khó, ly biệt lại càng khó.

Chỉ riêng một câu thơ này đã lôi kéo độc giả vào tình cảm bi thương. Tiếp theo nhà thơ vận dụng nhiều câu ví von để làm nổi bật không khí đau buồn, chẳng hạn, nhà thơ viết hoa héo làm cho độc giả như đứng trước cảnh gió nổi xào xạc, đâu đâu cũng là hoa lá héo tàn; nhà thơ viết tằm chết, dùng chữ "ty" có nghĩa tơ tằm để ám chỉ chữ "tơ" có nghĩa "nhớ nhung", vì hai chữ "ty" và "tơ" có âm đọc tiếng Hán như nhau; nhà thơ viết nến tắt, dùng vết nến rơi tượng trưng cho nước mắt đau buồn đã khô cạn theo sự sống.

Câu thơ viết đến đây, tuy chưa kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối, nhưng điều này hình như đã không quan trọng nữa, vì chỉ riêng tình cảm tương tư này đã làm độc giả cảm động. Trong câu thơ tiếp theo, nhà thơ không chỉ viết về cô gái mỗi ngày đều trang điểm trước gương, chờ đợi người yêu trở về, đồng thời cũng viết về người đàn ông ở phương xa đêm không ngủ được vì nỗi nhớ người thương, hai người cuối cùng đành phải gửi gắm tình cảm trong ao ước. Câu thơ cuối viết rằng: "Thanh điểu ân cần vị thám khán", nghĩa là mong rằng chim Thanh Điểu làm sứ giả truyền tình cảm nối liền hai người.

1 2