Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hiếu Văn Đế cải chế
   2009-03-23 14:35:22    cri

Nghe Online

Hiếu Văn Đế

Hiếu Văn Đế triều Bắc Ngụy là một nhà chính trị, nhà cải cách rất có tài năng trong lịch sử Trung Quốc. Ông thuận theo thời cuộc, tư duy nhảy bén, đã đặt ra một loạt cải cách xúc tiến văn hóa luôn luôn được người đời truyền tụng. Ông cho rằng dân tộc Tiên Ty phải Hán hóa thì mới có thể củng cố chính quyền và thống nhất nam bắc. Tuy Tiên Ty- Bắc Ngụy lúc bấy giờ đã trở nên giàu mạnh, nhưng vẫn còn rất man rợ và mông muội so với khu vực Trung Nguyên. Một dân tộc lạc hậu làm sao có thể thống trị một dân tộc còn tiên tiến hơn mình, là một vấn đề quan trọng đặt ra trước mắt giai cấp trống trị Tiên Ty.

Bấy giờ, nội bộ giai cấp thống trị Tiên Ty xảy ra lục đục, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc hết sức gay gắt, giai cấp thống trị Tiên Ty thường xuyên phát động chiến tranh, bắt bớ, cướp của và gia súc, bắt tù binh lao động như nô lệ. Sau khi thống nhất miền bắc, ách thống trị của Tiên Ty đối với nhân dân các dân tộc càng thêm tàn bạo, tô thuế chồng chất, phu dịch liên miên, cưỡng bức nhân dân các dân tộc làm bộ binh đi đầu trong trận mạc, còn kỵ binh Tiên Ty đi sau đốc chiến, nên đã vấp phải sự phản kháng của các dân tộc, trong 100 năm sau khi lập nên triều Bắc Ngụy, cả thảy đã nổ ra 7 đến 80 mươi cuộc khởi nghĩa và bạo loạn của các dân tộc, trong thời kỳ thống trị của Hiếu Văn Đế cũng đã có hơn 10 cuộc bạo loạn xảy ra. Do đó, Hiếu Văn Đế đã đặt trọng tâm của cuộc cải cách vào vấn đề Hán hóa Tiên Ty, nhằm mục đích lợi dụng nền văn minh tiên tiến của dân tộc Hán để trinh phục sự man rợ và mông muội, hoàn thiện thể chế nhà nước. Nhà vua đã làm gương đổi tên mình là Nguyên Hùng.

Thời cổ Trung Quốc rất tin cậy thuật phù thủy, những người này thường dùng mai rùa hay gọng cỏ để xem bói, biết trước được ý trời và ma quỷ để phán đoán sự cát hung họa phúc của người đời, nó có sức ràng buộc rất lớn đối với sinh hoại chính trị xã hội. Sự mê tín này đã hoành hành trong thời đại chế độ nô lệ Thương Chu, và kéo dài mãi đến thời kỳ chế độ phong kiến.

Đầu năm thời Bắc Ngụy, địa vị của phù thủy vẫn rất cao, bấy giờ toàn dùng mụ phù thủy, nhà nước hàng năm tổ chức hai lần cúng tế, bấy giời từ nhà vua đến văn võ bá quan đều phải nghe theo lời mụ phù thủy.

Sau khi Hiếu Văn Đế lên ngôi, nhà vua tiến hành cải cách, nhưng phái quý tộc bảo thủ và đại thần trong triều đã câu kết với đám phù thủy, lợi dụng sự mê tín để quấy nhiễu và phá hoại cải cách. Hiếu Văn Đế nhận thấy muốn thực thi cải cách thì trước tiên phải đối phó với sự mê tín này.

1 2