Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Anh Nguyễn Chí Thành, một ngư dân dân tộc Kinh yêu đàn bầu
   2009-01-12 17:28:35    cri

 

Năm 1991, hai nước Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hóa quan hệ, dựa vào ưu thế địa lý chỉ cách Việt Nam có mấy chục hải lý, hoạt động biên mậu của ba đảo dân tộc Kinh bắt đầu trở nên sôi động. Em trai của anh Thành thường xuyên đến thành phố Đông Hưng buôn bán sắn với Việt Nam, anh Thành và cha anh thì ở nhà tiếp tục đi biển đánh bắt cá. Do tiêu thụ hải sản có thu nhập cao. Ba năm sau, gia đình anh Thành đã chuyển từ ngôi nhà ngói sang ngôi nhà hai tầng vừa mới xây bên cạnh.

Ngôi nhà xây bằng bê-tông cốt thép kiên cố đẹp mắt đã thực hiện ước mơ của nhiều thế hệ ngư dân. Ông Nguyễn Hải Nghệ, bố của anh Thành năm nay 70 tuổi nói:

"Hiện nay có nhà như vậy, không còn phải lo sợ khi mưa bão, trước kia mỗi lần bão đổ bộ, nhà cửa bị sụp đổ, cây bị gãy, bởi gió biển dữ dằn lắm."

Sau đó, ông nội anh Thành qua đời. Trước khi ra đi, ông nội dặn anh em anh Thành nhất định phải học tốt đàn bầu.

Anh Thành luôn nhớ lời ông nội. Nhưng những năm trước, do hai con còn nhỏ, anh bận công việc, thời gian rảnh rỗi không nhiều. Cây đàn ông nội để lại do hộp cộng hưởng bị gỉ, tiếng cũng ngày càng nhỏ đi, cho nên anh Thành cũng chơi đàn buổi đực buổi cái.

Bước vào thế kỷ 21, do thương mại biên giới, nuôi trồng hải sản cũng như phát triển khu du lịch biển vàng nhộn nhịp, dân tộc Kinh đã trở thành một trong 10 dân tộc giàu của Trung Quốc. Tuy vẫn sống bằng nghề đánh bắt cá, nhưng thu nhập của anh Thành đã tăng gấp mấy lần. Năm 2006, anh Thành mua một chiếc đàn mới, đã thực hiện ước mơ lâu năm của mình. Anh vui vẻ kể:

"Tôi thấy những năm qua, nghề đánh bắt cá không vất vả lắm. Sản lượng cá tuy không được như trước, nhưng giá bán rất cao. Tháng 2 năm nay bắt đầu bắt sứa, rất bận, ba bốn giờ sáng phải dậy. Gặp may thì sau hai ba tiếng đồng hồ là có thể trở về, có lúc có thể bắt được hàng mấy trăm con sứa, có công ty đến tận bãi biển thu mua, một ngày có thể lãi một đến hai nghìn nhân dân tệ. Lãi nhiều, tối về cũng chơi đàn nhiều hơn."

Trước kia điều khiến ngư dân lo ngại nhất là thời tiết, hiện nay, mỗi ngư dân trên đảo đều có một chiếc máy di động, 8 giờ tối, thông tin dự báo thời tiết trên biển đều được nhắn vào điện thoại di động rất đúng giờ. Anh Thành lại càng có nhiều thời gian để chơi đàn bầu.

"Thời tiết tốt, sóng yên biển lặng thì thuyền ra biển đánh cá, nếu thời tiết không tốt, sóng to gió lớn thì ở nhà nói chuyện phiếm, vừa thưởng thức trà, vừa chơi đàn bầu."

Hiện nay, anh Nguyễn Chí Thành đang cố gắng thực hiện ước mơ của ông nội học chơi đàn cho giỏi. Anh thường xuyên tìm tới những nghệ nhân chơi đàn bầu lão luyện trong làng để học kỹ thuật chơi đàn và học chơi những bản nhạc mới. Anh nói, tuy là tự biên tự diễn, nhưng cũng không cho phép học qua loa mà cần phải có bài bản.


1 2