Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Anh Nguyễn Chí Thành, một ngư dân dân tộc Kinh yêu đàn bầu
   2009-01-12 17:28:35    cri

Nghe Online

 

Đảo Vạn Vĩ mùa đông, trời cao lồng lộng, mặt biển trong xanh, cây cối xanh tươi, khắp nơi trên đảo đều phảng phất mùi thơm hấp dẫn của hoa quả nhiệt đới. Trước ngôi nhà hai tầng được quét vôi màu vàng nhạt trong thôn, anh Nguyễn Chí Thành nước da ngăm đen, dáng người cao gầy đang ngồi say sưa bên chiếc đàn bầu.

Do thường xuyên ra biển đánh bắt cá, cho nên anh Thành tuy mới 42 tuổi nên thoạt nhìn thì có vẻ già trước tuổi, nhưng khi nói đến đàn bầu thì nét mặt chất phác, đôn hậu của anh bỗng chốc vui mừng như đứa trẻ, ánh mắt lấp lánh, vừa nói vừa cười:

"Trước kia cây đàn bầu của tôi rất mộc mạc, thời gian dành cho chơi đàn cũng không nhiều, hiện nay tôi đã mua một cây đàn bầu mới, tiếng rất hay, lẽ nào lại không chơi thường xuyên. Tối nào tôi cũng chơi đàn, vui lắm."

Trong nhà anh Nguyễn Chí Thành có bầy một cây đàn bầu cũ và một cây đàn bầu mới, tiếng đàn mà các bạn vừa nghe lúc nãy là tiếng đàn của cây đàn bầu mà anh mua 600 nhân dân tệ ở Việt Nam vào năm 2006, thân đàn được làm bằng gỗ, công nghệ tinh xảo, mặt đàn được sơn dầu bóng nhoáng. Còn chiếc đàn bầu kia được làm bằng tre, kỹ thuật làm đàn rất đơn giản, trên mặt đàn cũ kỹ, có rất nhiều những vết thủng chằng chịt.

"Cây đàn bầu này là do ông nội của tôi tự tay làm, đã hơn 20 năm rồi. Tôi đã ngâm qua bằng dung dịch khử mối mọt, nếu không bảo quản tốt thì rất dễ bị mối mọt. Tiếng của cây đàn bầu cũ này rất nhỏ, nhưng dây rất bền, được làm bằng dây thép nhỏ, hai, ba chục năm rồi mà vẫn không bị gỉ."

Tiếng đàn bầu réo rắc đi vào lòng người khiến anh Nguyễn Chí Thành càng chơi càng mê. Mỗi tối, anh đều chơi đàn, vợ anh ngồi bên cạnh lắng nghe một cách mê say.

Dân tộc Kinh của Trung Quốc có cùng chung một cội nguồn với dân tộc Kinh Việt Nam, họ chủ yếu sống ở ba đảo Vạn Vĩ, Ô Đầu và Sơn Tâm thành phố Đông Hưng.

Anh Thành thường thích chơi những bản nhạc dân tộc như "Núi cao nước chảy", "Qua cầu gió bay", "Núi vàng ở Bắc Kinh". Trong đó bài "Núi cao nước chảy" là do ông nội Nguyễn Thế Hòa của anh phổ nhạc, hiện nay đã trở thành bản nhạc kinh điển dùng cho thể loại đàn bầu. Nói đến ông nội của mình, anh Nguyễn Chí Thành cảm thấy rất tự hào:

"Ông nội tôi là ca sĩ nổi tiếng của địa phương, ông vừa ra biển đánh cá, vừa cất cao tiếng hát, khi ở nhà ông cũng hát đối, đều là hát những bài tự biên tự diễn. Ông nội tôi còn rất thích kể những câu truyện dân gian và truyện cổ tích cho chúng tôi nghe."

Khi còn nhỏ, đời sống của bà con ngư dân trên đảo Vạn Vĩ quê hương anh Thành còn rất nghèo nàn, đời sống văn hóa cũng rất thiếu thốn, cứ tối đến người dân trong thôn lại thích tụ tập trong sân nhà, nghe ông nội tôi vừa chơi đàn bầu vừa hát dưới ánh đèn dầu le lói, tiếng hát ngọt ngào và tiếng đàn bầu réo rắc cùng với tiếng rì rầm của sóng biển đã khiến người dân làng chài quên hết mệt mỏi sau một ngày lao động vất vả.

Trong con mắt tuổi thơ ấu của anh Thành, những chiếc đàn bầu do ông nội anh tự làm, cho dù là làm bằng tre trúc hay bằng gỗ, chiếc nào cũng đều thần kỳ và rất thiêng liêng.

"Khi tôi còn nhỏ, ông dạy tôi chơi đàn, cứ khoảng bảy tám giờ tối hàng ngày là ông lại dạy tôi chơi đàn. Khi ông ngừng tay uống nước, thì tôi tranh thủ chơi đàn một mình, có một lần, đàn bi ̣đứt dây, tôi vội vàng giấu đàn đi, sợ bị ông mắng. Sau đó ông tôi đã sửa lại dây đàn."

1 2