Hoàng hôn buông xuống, trời mờ mờ tối, không khí trên bàn tiệc không còn ồn ào nữa, mọi người trò chuyện vui vẻ, nội dung của những câu chuyện xoay quanh mùa thu hoạch của chuối và cao su năm nay, nhưng nhiều nhất vẫn là chủ đề lễ cưới hôm nay, về cô dâu, chú rể cũng như của hồi môn đám cưới. Lúc này, trong đại sảnh tổ chức đám cưới vang lên tiếng hát, hội hát đối giữa nhà trai và nhà gái theo truyền thống của dân tộc Thái bắt đầu.
"Đằng nhà gái hát: Không ngại đường xa ngàn dặm tiễn con gái về nhà chồng, mong con gái làm một cô dâu hiền thảo. Đằng nhà trai hát: Xin gia đình thông gia cứ yên tâm, chúng tôi sẽ coi con dâu như con gái: Cô dâu hát: xiết tay cùng xây tổ ấm. Chú rể hát: Yêu nhau đến bạc đầu...."
Bên cạnh mâm cỗ dài chen chúc những người tham gia hát đối, giọng hát bên này chưa dứt, giọng hát bên kia đã vang lên. Mặc dù thời đại đã có biết bao đổi thay, kinh tế phát triển đến nhường nào, nhưng người dân tộc Thái vẫn giữ được truyền thống hát đối trong đám cưới, những bài hát đều do người dân tộc Thái tự biên tự diễn ngay tại đám cưới.
Chú Giang nhìn cô dâu, chú rể mời khách uống rượu, hút thuốc lá tấm tắc khen: "cô dâu và chú rể làm quen qua mạng In-tơ-nét khi mà hai người làm việc ở ngoài tỉnh, giới trẻ hiện nay đã thật sự bước vào "thời đại In-tơ-nét".
Chú Giang nói, sau khi nên vợ nên chồng cô dâu chú rể quyết định ở lại nhà phát triển nghề trồng chuối và cao su. Chú còn nói, trong thôn bây giờ ít có người đi ra thành phố làm việc, trước đó có người đến Thượng Hải, Bắc Kinh làm việc, hiện nay đều trở về quê làm ăn. Bởi vì hiện nay trồng chuối và cao su cũng có thu nhập rất cao và có thể làm giàu.
Dưới ánh trăng vằng vặc, rừng cao su thầm thì, tiếng dế mèn thánh thót trong bụi cỏ bên đường như hát mừng cho hạnh phúc của cô dâu chú rể. 1 2 |