Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đám cưới dân tộc Thái trong rừng cao su
   2008-12-08 15:51:05    cri

Nghe Online

Hôm nay là ngày tổ chức đám cưới cho anh Phong Minh và chị Vương Quế Phương của làng sông Kim Thủy. Trong tiếng pháo ròn rã và tiếng hoan hô nhiệt liệt của người thân và bạn bè, chú rể với khuôn mặt còn mang vẻ bẽn lẽn bế cô dâu xuống xe hoa. Cô dâu trong bộ váy truyền thống dân tộc Thái màu đen, đeo rất nhiều đồ trang sức dân tộc Thái trên người, trông đoan trang, nhã nhặn, chú rể mặc bộ com-le màu tím than, trông rất điển trai.

Đám cưới được tổ chức theo truyền thống của dân tộc Thái, những người đến dự đám cưới đều là bà con trong làng và bạn bè người thân của chú rể. Đám cưới bắt đầu từ buổi chiều, khách đến rất đông, cảnh đám cưới hết sức hoành tráng và đặc biệt, trong sân và con đường ngoài cổng, sân bóng rổ bên cạnh nhà đều được sử dụng làm nơi mở tiệc tiếp khách. Chú của chú rể là ông Phong Hồng Giang đang tất bật đón khách và nhận tiền mừng đám cưới, trong ngăn kéo toàn là những tiền mặt mệnh giá 100 tệ và 50 tệ. Trong nhà có chuyện vui thì tinh thần ai cũng phấn chấn sảng khoái, nói đến quy mô đám cưới của cháu, chú Phong Hồng Giang rất phấn khởi:

"Phong bì mừng đám cưới đã lên tới khoảng hơn 20 nghìn nhân dân tệ, chúng tôi làm 160 bàn tiệc, có lẽ hơn một nghìn người. Ở đây tổ chức đám cưới phần lớn làm từ 100 bàn trở lên, ít nhất cũng phải 80 bàn. Hiện nay cuộc sống sung túc lên rồi, muốn tổ chức đám cưới lớn thế nào cũng được."

Chú Giang năm nay hơn 40 tuổi, khi so sánh với đám cưới trước kia của mình, chú rất xúc động. Chú lấy vợ vào đầu thập niên 90, lúc ấy cuộc sống mọi người còn nghèo lắm, cho nên đám cưới lúc đó cũng rất đơn giản.

"Lúc đó trong làng làm đám cưới đều tự làm lấy, các món ăn trên mâm chỉ có thịt lợn để cả bì lẫn mỡ xào với hành lá mà thôi, ngay cả cá cũng không có. Có một con gà thì nấu với rất nhiều nước, mọi người đến dự đám cưới mỗi người chỉ ăn một bát canh mà thôi. Không như bây giờ mâm cao cỗ đầy, thịt gà, thịt lợn, cá tôm chẳng thiếu thứ gì, ăn nhiều lại thành chán, chỉ muốn ăn rau."

Chú Phong Hồng Giang nói, làng sông Kim Thủy bắt đầu trồng chuối và cao su vào thời kỳ đầu cải cách mở cửa, hiện nay cao su và chuối trở thành nguồn thu nhập chính của dân làng, không những không còn phải lo cơm ăn áo mặc, nhiều gia đình còn sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà.

Bà con dân làng dân tộc Thái vẫn giữ truyền thống tiết kiệm, nhưng mỗi khi tổ chức đám cưới thì họ tiêu tiền không biết tiếc, điều này có thể phản ánh từ sự thay đổi của tiền hồi môn.

"Trước kia của hồi môn nhiều nhất là những tấm vải do chính tay cô dâu dệt, còn có một cái chậu và một số quần áo; nay thì khác, có xe máy, tủ lạnh, bình nước nóng lạnh sử dụng bằng năng lượng mặt trời, ti-vi, gia đình còn tặng thêm hoa tai vàng, vòng tay bạc cho cô dâu. "

1 2