Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Điểm lại chặng đường cải cách mở cửa của ngành xuất bản Trung Quốc trong 30 năm qua
   2008-11-21 15:47:15    cri

Theo con số do Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Nhà nước Trung Quốc cung cấp, năm 1978 Trung Quốc xuất bản hơn 10 nghìn đầu sách, năm 2007 con số này đã lên tới hơn 240 nghìn, số lượng tạp chí đã từ hơn 600 loại vào năm 1977 tăng lên tới hơn 9000 loại năm ngoái, số lượng báo chí cũng từ 200 loại năm 1977 tăng thêm tới gần 2000 loại năm ngoái, số lượng in lên tới hơn 40 tỷ tờ; số lượng phát hành băng đĩa và sách báo điện tử từ hơn 30 triệu vào năm 1978 tăng lên tới 460 triệu năm 2006.

Sau 30 năm phát triển, người Trung Quốc đã chia tay với lịch sử mua sách khó, đón chào thời đại sách báo xuất bản hết sức phong phú, được chia sẻ thành quả phát triển của ngành xuất bản. Về điều này, người nước ngoài sống ở Trung Quốc cũng có sự cảm nhận như nhau. Chị An-na, người Nga đến Trung Quốc vào đầu thập niên 90 thế kỷ 20, chị đã sống ở Trung Quốc mười mấy năm. Chị nói:

"Cùng với sự phát triển của công cuộc cải cách mở cửa, ở Trung Quốc, sách báo xuất bản bằng ngoại ngữ cũng nhiều thêm, nhất là trong những năm qua, chủng loại sách báo hết sức phong phú. Tôi còn nhớ, vào thập niên 90 thế kỷ 20, ở hiệu sách của Trung Quốc không những có thể mua được những cuốn sách kinh điển tiếng Nga như 'Chiến tranh và Hoà bình' v.v., còn có thể mua được sách của nhiều nhà văn đương đại. Đến ngày nay, trong hiệu sách lớn ở Vương Phủ Tỉnh và Tây Đơn Bắc Kinh còn có quầy riêng bán sách báo tiếng Nga."

Trong 30 năm qua, Trung Quốc cũng đã hình thành bước đầu khung hệ thống pháp luật về báo chí và xuất bản xoay quanh "Luật về quyền tác giả", đã xây dựng hệ thống hành pháp dưới sự bảo vệ của cả tư pháp lẫn hành chính. Chỉ riêng năm 2007, cơ quan quản lý hành chính bản quyền các nơi Trung Quốc đã tịch thu hơn 70 triệu ấn phẩm xâm phạm bản quyền, trong đó có hơn 10 triệu cuốn sách ăn cắp bản quyền.

Trong 30 năm qua, ngành xuất bản Trung Quốc cũng không ngừng mở cửa đối ngoại. Năm 1992, Trung Quốc gia nhập "Công ước Berne" và "Công ước Quốc tế về Bản quyền". Năm 2003, Trung Quốc thực hiện cam kết đưa ra khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, mở cửa ngành in ấn và thị trường phân phối và tiêu thụ sách báo xuất bản, tăng nhanh nhịp bước hợp tác quốc tế của ngành xuất bản. Tại các sân chơi giao lưu ngành xuất bản quốc tế như Hội chợ sách Phrăng-phuốc Đức, Hội chợ sách Niu-oóc, Hội chợ sách Luân Đôn Anh, Hội chợ sách Tô-ky-ô Nhật Bản, Hội chợ sách Xơ-un Hàn Quốc v.v., Trung Quốc đã trở thành một thành viên quan trọng không thể thiếu được.

Tại Hội chợ sách Quốc tế Bắc Kinh lần thứ 15 bế mạc cách đây không lâu, ông Diêm Hiểu Hồng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Nhà nước Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục tạo môi trường phát triển tốt đẹp cho sự hợp tác xuất bản giữa Trung Quốc và nước ngoài.


1 2