Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Điểm lại chặng đường cải cách mở cửa của ngành xuất bản Trung Quốc trong 30 năm qua
   2008-11-21 15:47:15    cri

Nghe Online

Tại Hội chợ sách Phrăng-phuốc Đức bế mạc cách đây không lâu, cơ quan hữu quan xác định, sang năm Trung Quốc sẽ tham gia Hội chợ với tư cách khách mời danh dự. Từ đứng trước tình hình độc giả mua sách khó 30 năm trước đến tham gia hội chợ sách lớn nhất thế giới với tư cách khách mời danh dự, ngành xuất bản Trung Quốc đã có sự thay đổi mang tính lịch sử.

Hội chợ sách Phrăng-phuốc là mặt bằng giao dịch sách lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới. Tại Hội chợ sách Phrăng-phuốc lần thứ 60 vừa bế mạc, bà Lý Đông Đông, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Nhà nước Trung Quốc đã tham gia lễ tiếp nhận tác phẩm thư pháp, biểu tượng cho khách mời danh dự từ tay Thổ Nhĩ Kỳ, khách mời danh dự lần này. Khi trả lời phóng viên Đài chúng tôi, bà Lý Đông Đông nói:

"Năm 2009, Trung Quốc sẽ tham gia Hội chợ sách Phrăng-phuốc với tư cách khách mời danh dự, đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia Hội chợ sách Quốc tế với tư cách này. Khi đó, chúng tôi sẽ mang theo hơn 5000 đầu sách đặc sắc của ngành xuất bản Trung Quốc, không những phản ánh trình độ phát triển của ngành xuất bản Trung Quốc, mà còn là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc sau 30 năm cải cách mở cửa."

Trong thời kỳ "Đại cách mạng văn hóa" 10 năm từ năm 1966 đến năm 1976, sự phát triển của văn hóa Trung Quốc đã bị đình trệ, tuyệt đại đa số nhà xuất bản bị đóng cửa. Sau khi Đại cách mạng văn hóa kết thúc, nhiệt tình học tập của người Trung Quốc bị đè nén rất lâu đã bùng nổ như núi lửa phun trào, nhưng sự khôi phục và phát triển của ngành xuất bản chưa thỏa mãn được nhu cầu của độc giả. Ông Dương Đức Viêm, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội người làm công tác xuất bản Trung Quốc nhớ lại và nói:

"Sau Hội nghị Trung ương 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 năm 1978, Trung Quốc đã đề xướng học ngoại ngữ, đi nước ngoài, lúc đó Trung Quốc đứng trước tình hình thiếu hụt sách nghiêm trọng, sách mới rất ít. Tôi còn nhớ, lúc đó người mua sách 'Học tiếng Anh theo thầy giáo Hứa Quốc Chương' phải xếp hàng dài, xuất hiện tình trạng 10 nghìn người xếp hàng mua sách, mỗi ngày chỉ cung cấp sách với số lượng rất ít. Sở dĩ xuất hiện tình hình thiếu hụt sách nghiêm trọng là vì không kịp xuất bản nhiều sách mới, chưa kịp biên soạn sách mới, nguyên nhân thứ hai là lúc đó rất thiếu giấy, kỹ thuật ấn loát còn kém."

1 2