Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ khí: So sánh dược hiệu Bạch Thuật và Thương Thuật
   2008-10-24 15:21:06    cri

 

 

Thương Thuật

Cách dùng và liều lượng: Dùng Bạch Thuật sắc nước uống, mỗi lần từ 6 đến 12 gam, trường hợp thấm thấp lợi nước nên dùng Bạch Thuật sống, trường hợp bổ khí kiện tỳ nên dùng Bạch Thuật sao, trường hợp kiện tỳ cầm ỉa chảy nên dùng Bạch Thuật sao gần cháy.

Điều cần phải lưu ý là: Bạch Thuật hơi nhiệt, bệnh nhân bị sốt, hệ thống chất dịch bị phương hại cũng như âm hư buồn bực khát nước không nên dùng.

Bạch Thuật và Thương Thuật cùng giòng họ nhưng khác loại, trong cuốn "Bản Kinh" chỉ có Thuật chứ không phân biệt về Thương Thuật và Bạch Thuật, trong "Danh Y Biệt Lục" lúc đầu chỉ phân biệt Xích?màu đỏ? Thuật và Bạch Thuật, trực ra sự trình bày trong cuốn"Danh Y Biệt Lục " có nghĩa là Thương Thuật, cho đến cuốn "Kinh Sử Chứng Loại Bị Cấp Bản Thảo" của đời Nhà Tống mới bắt đầu có tên gọi Thương Thuật. Bạch Thuật và Thương Thuật đều vị đắng tính ôn, chủ yếu quy kinh lạc tỳ và dạ dạy, có công hiệu thấm thấp kiện tỳ, đều có thể chữa trị các chứng bệnh đi loãng do chứng thấp khá vượng trong tỳ gây nên cũng như thủy thũng, bạch đới phụ nữ, đờm loãng v.v. Nếu trường hợp chức năng tỳ suy yếu mà thấp khí khá nghiêm trọng, thì nên dùng chung Thương Thuật và Bạch Thuật.

Điều khác nhau là, Bạch Thuật vị cam, có công hiệu nổi bật về kiện tỳ, dược hiệu thấm thấp dịu hơn so với Thương Thuật, cho nên các trường hợp tẩm bổ cho chức năng tỳ, chữa trị chức năng tỳ suy yếu bởi chứng gây nên thường hay dùng đến Bạch Thuật. Bên cạnh đó, Bạch Thuật còn có công hiệu lợi nước tiểu, cố biểu cầm mồ hôi, an thai, vì vậy cũng thường hay dùng để chữa trị các chứng ra mồ hồi trộm, thai nhi bất yên do chức năng tỳ suy yếu gây nên. Thương Thuật vị cay, có công hiệu nổi bật về hành tỳ, dược hiệu thấm thấp mạnh hơn so với Bạch Thuật, vì thế trường hợp chữa trị chứng thấp bị tắc bên trong cơ thể nhưng lại thuộc chứng thực thấp, có nghĩa là chứng thấp khá nghiêm trọng thường hay dùng đến Thương Thuật. Ngoài ra, Thương Thuật còn có thể trừ phong thấp, ra mồ hồi giải biểu, sáng mắt, trong lâm sàng thường xuyên dùng để chữa trị chứng tê thấp; chữa trị cảm gió kiêm chứng thấp, bệnh quáng gà, mắt mờ, mắt khô v.v.


1 2