Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tính năng-công hiệu và phương pháp phối chế của thuốc bổ hư
   2008-09-19 16:51:25    cri

Nói chung, chứng khí hư chủ yếu dùng thuốc bổ khí, dương hư chủ yếu dùng thuốc bổ dương, chứng huyết hư chủ yếu lựa chọn sử dụng thuốc bổ máu, chứng âm hư chủ yếu lựa chọn sử dụng thuốc bổ âm. Hai là phải xem xét đến mối quan hệ giữa khí, huyết, âm hư trong cơ thể con người, về sinh lý mà nói, các triệu chứng đó vừa gắn chặt với nhau, dựa dẫm vào nhau, về bệnh lý cũng thường hay tác động lẫn nhau, cho nên trong lâm sàng rất ít thấy chỉ xuất hiện trường hợp chứng hư. 

Vì vậy, cần phải dùng chung hai loại hoặc trên hai loại thuốc bổ hư. Thí dụ như chứng hư có thể phát triển thành dương hư, những bệnh nhân dương hư tất sẽ xuất hiện khí hư, cho nên thuốc bổ khí thường hay dùng chung với thuốc bổ dương. Giới y học có câu nói rằng, "máu có hình sản sinh từ khí vô hình", khí hư sẽ đuối sức, có thể dẫn đến huyết hư; huyết là ngôi nhà của khí, huyết hư thì khí không nơi nương tựa, huyết hư cũng có thể dẫn đến khí hư, vì vậy thuốc bổ khí thường hay dùng chung với thuốc bổ máu. Khí thuộc dương tính, chất dịch thuộc âm tính. Khí có thể sản sinh chất dịch, chất dịch có thể tải khí.

Trường hợp khí hư sẽ ảnh hưởng tới việc sản sinh chất dịch và dẫn đến thiếu chất dịch; nếu chất dịch mất mát nhiều cũng có thể dẫn đến khí bị mất, trường hợp bị sốt không những dễ gây phương hại tới âm, hơn nữa hỏa vượng cũng có thể diệt khí, dẫn đến khí và âm đều bị hư, vì vậy thuốc bổ khí cũng thường hay dùng chung với thuốc bổ âm. Chất dịch và máu trong cơ thể con người chung một cội nguồn, chất dịch là một phần quan trọng của máu, máu cũng thuộc về phạm trù âm, cho nên mất máu hoặc huyết hư đều có thể dẫn đến âm hư, âm dịch mất mát nhiều lại có thể dẫn đến dịch cạn máu nóng, cho nên chứng bệnh huyết hư song song với âm huyết là trường hợp thường thấy, chính vì thế thuốc bổ máu thường dùng chung với thuốc bổ âm.

Âm dương cùng nguồn gốc, vô âm thì dương không có nguồn sinh sống, trái lại vô dương thì âm cũng không còn nguồn sinh sống, cho nên nếu âm hư và dương hư đến mức nhất định sẽ xuất hiện tình hình âm phương hại tới dương hoặc dương phương hại tới âm, rút cuộc dẫn đến chứng hư cả về âm hư lẫn dương hư, cho nên thuốc bổ âm phải dùng chung với thuốc bổ dương.


1 2