Long Cốt: Vị cam, chát, tính bình hòa, quy kinh lạc tim, gan và thận. Long Cốt gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là trị hoảng sợ an thần với các chứng bệnh như tâm thần bất định, tim đập nhanh, mất ngủ, bệnh động kinh. Hai là bình gan tàng dương, thích hợp chữa trị chứng chóng mặt bởi gan khí tăng lên gây nên, trường hợp này thường dùng chung với Đại Giả Thạch tức đất son, Mẫu Lệ ?tức con Hào ?sống và Bạch Thược tươi. Công hiệu thứ ba của Long Cốt là chữa trị các chứng di hoạt như : Di tinh, hoạt tinh, đái dầm, băng huyết phụ nữ v.v. Bốn là thấm thấp chóng lành vết thương, thích hợp chữa trị các chứng viêm loét, ngứa ngáy bởi thấp khí gây nên, mụn nhọt lâu ngày không khỏi.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Long Cốt sắc nước uống, mỗi lần từ 15-30 gam, nên sắc trước các vị thuốc khác. Trường hợp dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải. Trường hợp trị hoảng sợ an thần và bình gan tàng dương, nói chung dùng Long Cốt sống, trường hợp chữa trị các chứng di tinh, hoạt tinh, đái dầm, băng huyết phụ nữ v.v. nên qua bào chế mới dùng.
Điều cần phải lưu ý là: Bệnh nhân thấp nhiệt tích tụ không nên sử dụng.
Hổ Phách: Vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tim, gan và bàng quang. Hổ Phách gồm có 4 công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là trị hoảng sợ an thần, thích hợp chữa trị các chứng bệnh tâm thần bất yên, tim đập nhanh, mất ngủ, sợ gió, bệnh động kinh. Hai là hoạt huyết phá ứ với các chứng bệnh như đau bụng khi hành kinh, tắc kinh, đau tim, đau bụng, chứng tích tụ thành hạch thành cục. Ba là lợi nước tiểu thông lậu. Bốn là tiêu sưng tấy chóng lành vết thương, thích hợp chữa trị mụn nhọt.
Cách dùng và liều lượng: Lấy Hổ Phách nghiền thành bột pha nước uống hoặc làm thành dạng viên, mỗi lần từ 1,5-3 gam. Trường hợp dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải, không nên bỏ vào thuốc cùng sắc, kiêng bào chế bằng lửa. 1 2 |